Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Phân vùng ổ đĩa với Acronis Disk Director

Filled under:

A) Kiến thức về phân vùng ổ đĩa


1. Các khái niệm chung

Ổ đĩa cứng - HDD - Hard Disk Drive là bộ phận lưu trữ dữ liệu của máy vi tính. Hầu hết các thuật ngữ, khái niệm trong bài đều nằm trong lĩnh vực máy tính hay cụ thể hơn là phần mềm máy tính. Các khái niệm đều tồn tại dạng logic chứ ko ở dạng vật lý.

Partition - một thuật ngữ phần mềm, nói đến một vùng không gian chứa dữ liệu xác định trên ổ đĩa cứng. Có 2 loại phân vùng là Primary - phân vùng khởi động, dùng để cài đặt hệ điều hành (OS), và Extended là phân vùng mở rộng, trong đó có thể chia nhỏ thành các phân vùng Logical để chứa dữ liệu riêng. Phân vùng Logical không có khả năng khởi động.

Định dạng nói chung của ổ đĩa cứng hay một phần vùng nói lên cách thức lưu trữ, giao tiếp của hệ thống với dữ liệu có trên ổ đĩa hay phân vùng đó. Các định dạng khác nhau do các hãng công nghệ khác nhau tạo ra cho hệ thống của mình. Trong bài chỉ đề cập đến các định dạng của Microsoft Windows.

Ổ đĩa cứng thông thường có 2 định dạng chủ yếu là MBR và GPT. Định dạng MBR sử dụng MBR - Master Boot Record để quản lý toàn bộ ổ đĩa, là định dạng phổ biến hiện nay. Trong khi GPT (GUID Partition Table) là định dạng tối ưu hơn, tuy nhiên lại hơi khó hình dung cũng như sử dụng, được xem là định dạng ổ đĩa cứng trong tương lai. Trong bài, các đĩa cứng được đề cập đều ở dạng MBR. Trong một ổ đĩa định dạng MBR, chỉ cho phép tồn tại tối đa 4 phân vùng Primary, hoặc 3 phân vùng Primary - 1 phân vùng Extended (Gọi là quy tắc 4pri). Phân vùng Primary phải được Set Active mới khởi động được. Đây cũng là 2 lỗi rất thường gặp của người dùng khi tự phân vùng ổ đĩa.

File System - hệ thống tệp tin hay Định dạng phân vùng: Phân vùng trong các hệ điều hành Microsoft Windows thường có định dạng FAT, FAT32 hay NTFS.
  • FAT (tên đầy đủ là FAT16), FAT32 là một loại định dạng được sử dụng từ thời MS-DOS và Windows 9x. Ngày nay FAT vẫn còn tồn tại ở các thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ, usb flash, ổ cứng di động… Tính bảo mật kém do không hỗ trợ phân quyền. Khả năng chịu lỗi rất kém. Định dạng FAT chỉ hỗ trợ phân vùng có dung lượng nhỏ hơn 2GB và tập tin cỡ đó. Định dạng FAT32 khá hơn khi hỗ trợ phân vùng dung lượng 2TB và tập tin không quá 4GB. 
  • NTFS là định dạng có mặt từ Windows 2000, có khả năng chịu lỗi cao, mã hóa, phân quyền tới từng tệp tin. Với khả năng lưu trữ của các thiết bị hiện nay, có thể tạm coi các kích thước NTFS là không giới hạn. Định dạng NTFS là định dạng rất ưu việt, khuyến cáo nên để tất cả các phân vùng của bạn theo định dạng này, trừ các ổ đĩa di động, usb flash để FAT32 theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Cluster size: Coi phân vùng của bạn như một két bia được chia thành nhiều ô, mỗi tệp tin là một (hoặc một vài) chai bia, dù một hay một vài chai thì một ô cũng chỉ chứa 01 chai mà thôi. Vậy 1 ô đó chính là 1 cluster và cluster size chính là kích thước của ô đó. Kích thước càng lớn thì dung lượng bị lãng phí càng lớn, nhưng tốc độ truy xuất lại nhanh hơn nhiều.

Cluster size là thông số riêng của một phân vùng. Để tối ưu: đặt cluster size lớn nếu bạn có nhiều file và các file có dung lượng lớn; ngược lại, nếu bạn có nhiều file dung lượng nhỏ, hãy đặt cluster size nhỏ để dung lượng bị lãng phí ít nhất.

2. Thao tác phân vùng ổ đĩa

Thao tác phân vùng cho ổ đĩa có thể hiểu là phân chia lại các khoảng không lưu trữ trên đĩa cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Dựa trên cấu tạo, cách làm việc của ổ đĩa cứng và hệ thống (đặc biệt là Windows), ta có thể thấy việc phân chia ổ đĩa thành nhiều phân vùng có các ưu điểm sau:
  • Tách hệ điều hành (OS) và dữ liệu các nhân của người sử dụng. Giúp quản lý, sao lưu, phục hồi… với OS mà không ảnh hưởng tới dữ liệu.
  • Sử dụng nhiều OS trên cùng một đĩa cứng.
  • Tạo khu vực riêng cho bộ nhớ ảo, tệp phân trang của OS.
  • Quản lý các vùng dữ liệu độc lập. Một phân vùng lỗi sẽ không ảnh hưởng tới các phân vùng khác.
  • Dễ quản lý dữ liệu riêng tư bằng các biện pháp cần thiết cho cả một phân vùng (vd: mã hóa).
  • Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu trong một phần vùng: Về mặt phần cứng, đầu từ dễ dàng hoạt động liên tục hơn trong phạm vi hẹp. Về mặt phần mềm, truy xuất tập tin từ bảng quản lý tập tin (vd như $MFT của NTFS) càng nhỏ thì càng nhanh.
Tuy nhiên, phân vùng nói chung cũng có nhược điểm:
  • Giảm dung lượng lưu trữ của HDD (tăng dung lượng - ngầm - cần để quản lý lưu trữ cho từng phân vùng)
  • Giảm năng lực lưu trữ thực của đĩa (vd: HDD bạn có 2 phân vùng, mỗi phân vùng còn trống 10GB, bạn không thể copy một file 15GB vào đâu mặc dù HDD của bạn thực sự còn trống đến 20GB).
  • Tăng khả năng phân mảnh dữ liệu > giảm tốc độ truy xuất chung, giảm khả năng cứu dữ liệu nếu lỗi phân vùng.
  • Chậm quá trình di chuyển tập tin trong đĩa ( nếu cùng phân vùng, Windows sẽ thực hiện sửa địa chỉ trên MFT - thao tác move coi như xong, nhưng nếu khác phân vùng Windows sẽ phải thực hiện việcmove khối dữ liệu thực sự)
  • Giảm tốc độ truy xuất dữ liệu trung bình toàn hệ thống: Các khu vực dữ liệu thường xuyên được truy xuất trên toàn bộ đĩa (theo thống kê của Windows) sẽ ko gom đc vào 1 vùng, giảm khả năng tối ưu đường đi của đầu đọc.
Vì vậy, nên chia ổ cứng thành vài phân vùng để quản lý nhưng đừng quá nhiều, trừ các phân vùng hệ điều hành thì các phân vùng dữ liệu: mỗi phân vùng nên để khoảng 20-25% dung lượng của toàn ổ đĩa cứng là tốt nhất.

3. Phần mềm phân vùng

Phần mềm phân vùng là công cụ đắc lực giúp người sử dụng thực hiện các thao tác phân vùng. Cùng với sự phát triển của ổ đĩa cứng, các phần mềm phân vùng cũng ngày càng phát triển, nhiều chức năng hơn, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ các ổ đĩa lớn hơn… Gắn bó từ thuở đầu tiên với ổ đĩa cứng là Fdisk của MS-DOS rồi sau này là Disk Management của Windows, các chức năng có sẵn ở phần mềm của Microsoft đều rất nghèo nàn nhưng được cái an toàn. Các hãng sản xuất phần cứng như Samsung, Maxtor, Quantum, WD đều có các công cụ phân vùng của riêng nhưng đều khó sử dụng, ít hỗ trợ ổ đĩa khác hãng và tập trung vào các chức năng chuyên sâu. Chỉ có các phần mềm của bên thứ 3 như Symatec, Acronis, Easeus hay Gparted của cộng đồng Linux là dễ sử dụng, cập nhật và hỗ trợ nhiều hơn.

4. Những nguyên tắc chung của các phần mềm phân vùng


Đây là mô hình theo tỉ lệ tương đối của các phân vùng với nhau giúp người sử dụng dễ hình dung. Phía dưới các phân vùng là chi tiết về định dạng, dung lượng chính xác của các phân vùng đó. Khoảng trống có chữ Unallocated là khoảng không gian chưa được định dạng trên ổ đĩa cứng. Các phẩn mềm phân vùng hiện nay đều có giao diện đồ họa trình bày mô hình theo mẫu này.
  • Các phần mềm phân vùng đều cho phép xem trước toàn bộ các thao tác trên mô hình - tạo thành một list, sau khi người dùng hài lòng với mô hình phân vùng mới thì ấn nút để "Thực hiện" toàn bộ lên ổ đĩa cứng thật. Sau khi phần mềm thực hiện xong, việc khôi phục lại mô hình cũ là không thể (rất khó). Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ quyết định cũng như cẩn thận trong từng thao tác của mình.
  • Tắt và lưu tất cả các chương trình trước khi thao tác phân vùng trên Windows.
  • Đảm bảo cấp điện đầy đủ cho máy tính khi thực hiện phân vùng (cả trên Windows và trên đĩa cứu hộ). Mất điện khi thao tác phân vùng chưa hoàn thành có thể khiến bạn lỗi đĩa cứng và mất toàn bộ dữ liệu.
5. Vấn đề thường gặp - tăng giảm kích thước phân vùng

Tăng giảm kích thước phân vùng là yêu cầu rất thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm được vài thao tác cơ bản sau.
  • Tạo phân vùng: là thao tác định dạng cho một khoảng Unallocated để trở thành một phân vùng sử dụng được
  • Xóa phân vùng: phân vùng bị xóa sẽ trở thành khoảng Unallocated.
  • Giảm kích thước một phân vùng. Điều kiện: Phân vùng chưa đầy - chưa sử dụng hết dung lượng.
  • Dịch chuyển một phân vùng. Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.
  • Tăng kích thước một phân vùng. Điều kiện: phải có khoảng Unallocated ở cạnh phân vùng đó.
Trong thực tế, một yêu cầu tăng giảm kích thước phân vùng sẽ phải kết hợp từ 2 đến 3 thao tác cơ bản trên.

Một số trường hợp thường gặp như:
  • Cần tăng dung lượng cho một phân vùng, trước hết cần thực hiện giảm dung lượng 1 phân vùng cạnh nó hoặc xóa 1 phân vùng cạnh nó để có khoảng Unallocated.
  • Cần chia thêm phân vùng thì trước hết giảm dung lượng 1 phân vùng nào đó để lấy khoảng Unallocated rồi tiến hành tạo phân vùng trên khoảng đó.
Tất cả đều kết hợp các thao tác cơ bản, bạn hãy nắm kỹ các thao tác đó để vận dụng.

B) Acronis Disk Director

1) Làm quen

Acronis Disk Director có trong đĩa cứu hộ HirenBoot từ bản 8.0 đến 10.6 hoặc các Rebuild bản mới hơn.

Vì tính phổ biến nên mình xin giới thiệu cách làm với đĩa HirenBoot với phiên bản Acronis Disk Director Suite 10.

Khởi động từ đĩa CD, chọn  Acronis Disk Director Suite 10, bấm Enter cho đến khi vào được giao diện chương trình như hình dưới:

Chọn Manual Mode

Giao diện chính của ADD

2. Các thao tác cơ bản

Áp dụng các thao tác vào ổ đĩa thật: Sử dụng phim Undo để xóa thao tác vừa thực hiện, phím Commit để thực hiện toàn bộ thao tác trên ổ đĩa thật. Có thể dùng nút này trên Toolbar hoặc vào Menu Operations > Commit


Tạo phân vùng mới:



Xóa phân vùng - Xóa dữ liệu an toàn: Bấm chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Delete
  • Delete partition: lựa chọn này chỉ xóa phân vùng, dữ liệu vẫn có khả năng phục hồi
  • Delete partition and destroy data: xóa phân vùng và hủy dữ liệu bằng cách ghi đè nhiều lần. Số lần ghi đè có thể thay đổi theo ý muốn (ở đây là 1)
    (Gộp công cụ xóa phân vùng và xóa dữ liệu thành 1 hộp như vậy cũng rất tiện)
 

Thay đổi kích thước - dịch chuyển một phân vùng: Click chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Resize

Có thể kéo thả 2 mép hoặc điều chỉnh thông số ở dưới đến khi vừa ý 

Định dạng: Click chuột phải vào phân vùng cần định dạng, chọn Format
  •  Partition label: đặt tên phân vùng 
  • File system: nên để là NTFS
  • Cluster size: tùy bạn


Chuyển đổi:  Click chuột phải vào phân vùng cần xử lý, chọn Advanced > Convert

Có thể chuyển đổi định dạng FAT32-NTFS hoặc chuyển qua lại giữa Primary-Logical. Hoặc Advanced > Change Type để có nhiều tùy chọn định dạng hơn.


Thay đổi kích thước cluster không mất dữ liệu: Chọn phân vùng cần đổi cluster > Change Cluster Size


Bảng dưới đây cho thấy rất rõ, kích thước cluster càng lớn thì dung lượng bị hao hụt càng nhiều. Cột Wasted cho thấy cụ thể lượng hao hụt trong trường hợp này, ứng với từng cỡ Cluster. Nhập kích thước mà bạn muốn vào ô New cluster size > OK

Công cụ nhanh để tạo thêm phân vùng: (Nhóm công cụ nhanh này rất đặc biệt, thể hiện ADD đã nghiên cứu kỹ hành vi người dùng, gộp các thao tác cần thiết cho một mục đích vào chung cửa sổ, tránh nhầm lẫn hoặc để người dùng tự mò như các phần mềm khác, tuy vậy, vẫn còn hơi rườm rà)


Chọn phân vùng mà bạn muốn cắt bớt dung lượng để tạo phân vùng mới >Next

Dung lượng trống muốn cắt ra

Tiếp theo, chọn loại phân vùng mới Primary (active) hay Logical, định dạng NTFS và đặt tên riêng cho phân vùng > Xong.

Công cụ nhanh để sao chép phân vùng:

Chọn phân vùng cần sao chép 
 
Chọn vị trí cho phân vùng mới

Chọn phân vùng sẽ cắt ra một phần dung lượng

 Chọn mức dung lượng vừa ý

Tiếp theo, chọn loại phân vùng mới Primary (active) hay Logical, định dạng NTFS và đặt tên riêng cho phân vùng > Xong

Công cụ nhanh để tăng kích thước một phân vùng:


Chọn phân vùng muốn tăng dung lượng
 
Chọn phân vùng sẽ cắt ra một phần dung lượng

Kéo để đạt dung lượng cần lấy vừa ý


3. Tổng kết

ADD là công cụ chạy trên đĩa cứu hộ, mang tính cơ động cao, dễ dàng xử lý khi gặp trục trặc về phân vùng. Sử dụng ADD rất đơn giản và dễ hiểu, vì vậy Acronis vẫn là công cụ phân vùng tốt nhất trên các đĩa cứu hộ

Tham khảo Bkav Forum

0 nhận xét:

Đăng nhận xét