Ép xung (overclock) được hiểu một cách đơn giản là một hình thức can thiệp vào hệ thống phần cứng máy tính - thường là CPU - để cải thiện hiệu suất, làm việc tốt hơn, nhanh hơn.
Tuy nhiên, có nên hay không thực hiện ép xung và liệu có những nguy cơ nào có thể xảy ra với phần cứng máy tính khi ép xung quá mức? Mỗi bộ VXL được thiết lập để chạy ở một tốc độ duy nhất. Nhưng tốc độ đó cũng chỉ là ước tính và thường có thể nâng lên một chút mà không gây ra vấn đề gì.
Ngoài CPU, chúng ta cũng có thể ép xung các thành phần khác, chẳng hạn như bộ nhớ RAM hoặc bộ VXLđồ họa (GPU). Nhưng thuật ngữ này chủ yếu được áp dụng cho các bộ VXL trung tâm (CPU).
Vậy thì tại sao chúng ta nên ép xung bộ VXL? Câu trả lời rất rõ ràng, đó là sẽ giúp tăng tốc độ máy tính, nói nôm na là chúng ta sẽ có một chiếc máy tính mạnh hơn để phục vụ công việc, mà không cần phải mất tiền để mua một cái máy mới.
Nhưng ngược lại, cũng có một số lí do chính đáng để không nên thực hiện ép xung. Thứ nhất, nó có thể làm hỏng phần cứng máy tính, mặc dù nâng tốc độ CPU lên một hoặc hai bậc thì vẫn an toàn.
Một khi đã ép xung thì tất nhiên chúng ta sẽ phải tính ngay đến giải pháp tản nhiệt, bạn cần phải đảm bảo máy tính vẫn mát mẻ thông thoáng trước và sau khi ép xung. Bạn có thể thay quạt tản nhiệt mới nếu chỉ ép ở mức độ thấp, hoặc thậm chí sử dụng tản nhiệt chất lỏng nếu ép ở mức độ cao. Lưu ý rằng, chúng ta không nên ép xung cho máy tính xách tay, bởi khả năng tản nhiệt kém hơn so với máy tính để bàn và bạn cũng không thể lắp thêm các bộ tản nhiệt như nitơ lỏng để đảm bảo làm mát CPU.
Mặt khác, ngay cả khi ép xung không gây bất kì tác hại nào thì việc này vẫn có thể làm mất hiệu lực bảo hành chiếc máy tính của bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn ép xung một chiếc máy tính mới thì nên liên hệ với nhà sản xuất để đảm bảo quyền bảo hành.
Và điều cuối cùng, ép xung có thể không cải thiện được nhiều hiệu suất tổng thể. Bộ VXL chỉ là một trong một số các thành phần gây tác dụng hiệu suất tổng thể của máy, mà còn có ổ đĩa cứng, RAM, và card đồ họa. Vì vậy, bên cạnh việc ép xung, bạn cũng có thể nâng cấp các bộ phận khác để đạt được hiệu suất mong muốn.
Giới thiệu về IT VIỆT 365
Là blog cập nhập tin tức công nghệ giải trí nhanh chóng nhất nơi chia sẻ kiến thức về công nghệ hàng đầu chia sẻ cập nhập miễn phí chúng tôi không chịu trách nhiệm thông tin đăng tải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét