Hiện nay chúng ta có rất nhiều cách để kết nối mạng, như bằng mạng dây truyền thống, Wifi, hoặc dùng mạng di động 3G hay 4G. Tuy nhiên, một nhược điểm đó là do hạn chế của giao thức TCP/IP hiện nay, bạn sẽ phải chọn 1 trong những cách kết nối trên để sử dụng. Chưa có giải pháp nào có thể giúp kết nối nhiều nguồn mạng cùng lúc để tăng tốc độ sử dụng.
Một giao thức mới có tên Multipath TCP cũng từng cho phép các thiết bị truyền tải dữ liệu qua cả mạng 3G và WiFi bằng nhiều luồng dữ liệu khác nhau. Trong quá trình sử dụng, Multipath TCP sẽ xác định xem có luồng dữ liệu nào bị hỏng hay không, nếu có, nó sẽ tự động chuyển qua luồng còn lại, giúp cho thiết bị không bị mất kết nối.
iOS 7 là một trong những HĐH đầu tiên sử dụng Multipath TCP.
Hiện công nghệ này chỉ mới được duy nhất Apple áp dụng trên iOS 7. Với người dùng máy tính, họ cũng có một giải pháp để lựa chọn đó là sở hữu mẫu router của Multipath Networks với giá bán từ 199 USD trở lên. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng chỉ hứa hẹn có mặt trên thị trường vào đầu năm sau.
Một dự án mới được thành lập có tên 'dispatch-proxy' (hay còn gọi với cái tên ngắn gọn hơn là dispatch) hứa hẹn cũng sẽ giúp họ có thể trải nghiệm tính năng kết hợp các kết nối mạng này. Tuyệt vời hơn, không chỉ đơn giản là giúp dự phòng kết nối, dispatch-proxy còn cho phép người dùng kết hợp tốc độ của các nguồn mạng (WiFi, 3G), giúp tạo nên một mạng có kết nối cao. Được phát triển bởi hãng Connectify, dispatch-proxy là dự án đa nền tảng, hỗ trợ các HĐH máy tính phổ biến nhất gồm Windows, Mac, Linux. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng dispatch-proxy để phối hợp nhiều kết nối mạng này.
Lưu ý rằng để có thể kết hợp tốc độ của các mạng khác nhau, bạn phải sử dụng một công cụ quản lý download đa luồng (download manager). Tác dụng của công cụ này là nó giúp mở được nhiều kết nối tới dispatch-proxy từ đó giúp các kết nối ngoài "đổ" về trên thiết bị sử dụng nó. Bạn có thể thấy sự khác biệt về tốc độ giữa kết nối không dùng dispatch-proxy và kết nối có dispatch-proxy ở ảnh dưới.
Bảng tốc độ mạng 3G và mạng ADSL băng thông rộng sẽ được dùng để kết hợp với nhau.
Tốc độ kết nối khi không dùng Dispatch Proxy.
Tốc độ kết nối khi dùng Dispatch Proxy.
Dưới đây là các bước cài đặt và thiết lập để sử dụng dispatch-proxy:
- Tải về và cài đặt tiện ích Node.JS tại đây
- Mở command-prompt của node.js và nhập lệnh npm install -g dispatch-proxy để cài dispatch proxy.
- Để có thể kết hợp tốc độ của các mạng thì tất nhiên bạn phải đảm bảo rằng thiết bị của mình đang có nhiều nguồn mạng khác nhau (LAN, WiFi, 3G).
- Kiểm tra kết nối bằng cách mở command prompt của node.js và nhập lệnh dispatch list
- Mở dispatch proxy ở chế độ http proxy bằng lệnh dispatch start --http, bạn sẽ được cung cấp địa chỉ (address) và cổng (port) của local proxy để kết nối internet qua dispatch proxy.
- Tiến hành thiết lập trong ứng dụng và như vậy là bạn đã có thể tận hưởng những tính năng ưu việt mà dispatch mang lại.
Tham khảo: Megaleecher
Giới thiệu về IT VIỆT 365
Là blog cập nhập tin tức công nghệ giải trí nhanh chóng nhất nơi chia sẻ kiến thức về công nghệ hàng đầu chia sẻ cập nhập miễn phí chúng tôi không chịu trách nhiệm thông tin đăng tải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét