Phương pháp giúp tăng không gian trống cho ổ đĩa hệ thống
Lưu ý rằng các phương pháp sao đây không khuyến khích bạn nhất định phải làm theo, nếu như máy tính của bạn có không gian lưu trữ nhiều thì các việc này không cần thiết lắm.
Xoá bỏ các dữ liệu từ Windows Updates
Windows cho phép người dùng có thể gỡ bỏ các bản vá và cài đặt từ Windows Update. Điều này khá hưu ích vì bạn có thể nhanh chóng gỡ bỏ một cập nhật nào đó nếu cập nhật này gây ảnh hưởng đến hệ thống. Nhưng bạn có nên thường xuyên tiến hành gỡ bỏ các bản cập nhật không? Với những bản cập nhật đã được cài đặt trước đó khoảng…vài năm thì bạn có nên gỡ bỏ không? Và khi tiến hành gỡ bỏ thì nó sẽ lại nằm yên trong hệ thống để chờ ngày được sử dụng lại, thật là lãng phí không gian lưu trữ phải không?
thêm tính năng Disk Cleanup. Người dùng mở tính năng này lên và nhấn chọn Clean up system files, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Windows Update Cleanup và OK để tiến hành dọn dẹp các tập tin cài đặt của cập nhật.
Loại bỏ phân vùng Recovery Partition
Các máy tính sử dụng Windows thường có thêm một phân vùng phục hồi (hay Recovery) để người dùng có thể nhanh chóng thiết lập lại máy tính ở tình trạng ổn định ban đầu. Phân vùng này còn cho phép bạn có thể cài đặt lại Windows hoặc sử dụng tính năng Refresh và Reset (trong Windows 8) trên máy tính của bạn.
Mặc định phân vùng này sẽ cần rất nhiều không gian lưu trữ của hệ thống, để chứa đựng một tập tin hình ảnh hoàn chỉnh của hệ thống. Trên thiết bị Surface Pro của Microsoft, phân vùng này chiếm dung lượng khoảng 8-10GB. Một số các thiết bị máy tính Windows của các hãng khác, phân vùng này có thể chiếm dung lượng còn nhiều hơn nữa.
Trên Windows 8 thì bạn không cần phải sử dụng hay tạo cho mình 01 phân vùng phục hồi vì Microsoft đã tích hợp sẳn tính năng Refresh và Reset giúp người dùng nhanh chóng đưa máy tính về trạng thái ban đầu khi mới cài đặt Windows 8. Và trên Windows 8, bạn có thể dễ dàng tạo và sao chép phân vùng Recovery sang một ổ đĩa di động nào đó để tiến hành lưu trữ ngoài mà không làm ảnh hướng đến không gian lưu trữ của hệ thống.
Còn trên Windows 7, bạn có thể sử dụng công cụ quản lí ổ đĩa là Disk Management để xoá bỏ dễ dàng phân vùng Recovery của máy tính. Tuy nhiên, cách tốt nhất thay thế cho việc sử dụng Recovery Partition là bạn hãy tạo cho mình một tập tin sao lưu GHOST khi máy tínhWindows đang ở trạng thái tốt nhất, và tiến hành lưu trữ tập tin này để có thể sử dụng để phục hồi bất cứ khi nào gặp vấn đề
Tắt tính năng Hibernation
Tính năng ngủ đông (Hibernation) Hibernation của Windows khá hữu ích khi người dùng muốn nhanh chóng tắt máy và không kịp lưu dữ liệu đang mở, và có thể nhanh chóng trở lại làm việc khi mở máy lên.
Có một điều bạn nên lưu ý là Windows có tạo ra một tập tin ẩn ở đường dẫn “C:hiberfil.sys”, đó là tập tin ghi nhớ của tính năng Hibernation. Mỗi khi bạn tiến hành tắt máy, Windows sẽ tiến hành lưu những nội dung mà bạn đang làm việc trên bộ nhớ RAM vào tập tin “hiberfil.sys” rồi sao đó mới tiến hành quá trình tắt máy. Như vậy, có thể thấy tập tin này sẽ phải chứa rất nhiều nội dung từ RAM của bạn, có khi chiếm khoảng 75% kích thước củaRAM. Tức là, nếu bạn có 12GB bộ nhớ, thì tập tin này sẽ chiếm khoảng không gian lưu trữ tương ứng 09GB.
Tính năng này khá hữu ích trên Laptop nên có thể bạn không cần phải tắt nó, tuy nhiên nếu như bạn sử dụng ổ đĩa SSD hoặc Desktop thì có thể bạn sẽ nên suy nghĩ lại
Thu nhỏ tập tin Paging
Windows sử dụng một tập tin được gọi là Page File để làm bộ nhớ ảo. Mặc định tập tin này được lưu trữ tại đường dẫn “C:pagefile.sys“. Nó sẽ lưu trữ các dữ liệu không thể chứa bởi bộ nhớ RAM khi nó đã đầy. Thông thường Windows có thể tự động điều chỉnh Page File sao cho phù hợp với tình trạng làm việc của hệ thống, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể tự tùy chỉnh Page File để tăng hiệu suất sử dụng của máy.
Có rất nhiều hiểu nhầm trong việc sử dụng Page File, một trong số đó là rất nhiều người nghĩ rằng Page File là một nguyên nhân làm chậm máy. Do khi máy tính lấy dữ liệu từ Page File sẽ chậm hơn rất nhiều so với lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM. Vì thế có nhiều người đã vô hiệu hóa Page File, nhưng sự thật là có một bộ nhớ ảo Page File giúp tăng hiệu suất sử dụng của máy hơn nhiều so với việc vô hiệu hóa nó.
Với các máy tính cấu hình cao, các ứng dụng thông thường không thể dùng hết bộ nhớ RAMvật lý, do đó Page File tỏ ra khá vô dụng. Tuy nhiên với những máy tính cấu hình trung bình, bộ nhớ ảo Page File là cứu cánh mỗi khi chạy nhiều ứng dụng nặng làm đầy bộ nhớ RAM.
Thông thường Windows sẽ tự điều chỉnh việc sử dụng Page File sao cho phù hợp nhất, tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy chỉnh các thiết lập Page File theo ý mình theo các bước sau.
Vào Start, gõ Advanced System Settings, cửa sổ System Properties sẽ hiện ra.
Trong tab Advanced, chọn Settings trong mục Performance.
Tiếp tục chọn tab Advanced và chọn Change trong mục Virtual memory.
Bạn sẽ thấy của sổ Virtual memory, với dấu tích trong ô Automatically manage paging file size,có nghĩa là Windows sẽ tự động điều chỉnh kích thước của Page File. Hãy bỏ dấu tích này để bạn có thể tự thiết lập lại Page File.
Sử dụng Page File không làm giảm hiệu suất máy tính trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên có một lưu ý rằng nếu liên tục phải sử dụng đến Page File, tuổi thọ của ổ cứng sẽ bị giảm đi khá nhiều. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào Page File, mà hãy sử dụng như một biện pháp dự phòng trong những trường hợp hệ thống đột ngột sử dụng quá nhiều bộ nhớ RAM. Hãy ưu tiên việc nâng cấp RAM để đảm bảo tốc độ máy tính luôn ổn định.
Cấu hình lại System Restore
Mặc định Windows sẽ ưu ái dành 10GB không gian lưu trữ để phục vụ cho tính năng System Protection. Không gian này sẽ rất lãng phí vì hầu như Windows không cần phải dùng đến không gian này ở mức tối đa. Vì thế bạn nên giới hạng lại bằng cách nhấn phải chuột vào Computer và chọn lệnh Properties.
Trong giao diện cửa sổ System của Windows, bạn hãy nhấn chọn System protection
Bây giờ hãy nhấn chọn tab System Protection và chọn tiếp Configure
OK, bây giờ bạn hãy tiến hành thiết lập giới hạn cho System Restore nhé
Tuỳ chỉnh cho riêng mình một đĩa cài đặt Windows
Với sự giúp sức của các công cụ như WinReducer cho Windows 8 hoặc RT Se7en Lite choWindows 7, bạn có thể tự thiết lập riêng cho mình một đĩa cài đặt Windows với các tuỳ chọn cài đặt, cập nhật, chỉnh sửa… để thu nhỏ kích thước sau khi cài đặt Windows.
Phương pháp này tôi không khuyến cáo bạn đọc sử dụng vì có thể bạn sẽ bỏ sót tính năng quan trọng nào đó của Windows khi tiến hành… bỏ check.
Kết
Phương pháp thì có thể sẽ có rất nhiều, và ít nhiều chúng vẫn mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên nếu được, bạn nên tạo cho mình 1 bản Ghost, sao đó lưu trữ lại bằng USB hoặc ổ đĩa rời để dùng khi cần đến.
Việc tạo 1 đĩa cài đặt Windows kèm theo việc loại bỏ 1 số thành phần không cần thiết để giảm dung lượng khi cài đặt là 1 phương pháp hay, tuy nhiên nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của Windows dù ít hay nhiều.
Giới thiệu về IT VIỆT 365
Là blog cập nhập tin tức công nghệ giải trí nhanh chóng nhất nơi chia sẻ kiến thức về công nghệ hàng đầu chia sẻ cập nhập miễn phí chúng tôi không chịu trách nhiệm thông tin đăng tải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét