Trong khi mọi con mắt của giới đầu tư đang đổ dồn vào doanh số iPhone trong dịp cuối năm, thì mới đây, nguồn tin từ Business Insider cho biết, Apple hiện đang lên kế hoạch tham gia thị trường thực tế ảo. Đáng chú ý, kế hoạch lần này được Apple thực hiện rất lặng lẽ, và không hề có được thông báo cho giới truyền thông.
Cụ thể, The Cupertino đã lấn sân thị trường thực tế ảo bằng cách mua lại 2 startup là Metaio và Faceshift. Được biết, đây là 2 công ty phầm mềm tập trung vào 2 lĩnh vực riêng biệt: thực tại ảo tăng cường (giữ lại môi trường thực tại và thêm các vật thể xung quanh người dùng) và thực tế ảo (thay đổi cả môi trường và vật thể).
Rào cản phía trước
Hiện tại, quyết định tham gia thị trường thực tế của sẽ khiến Apple vấp phải 2 hòn đá tảng, cũng đồng thời là đối thủ của công ty trên thị trường di động. Không ai khác, đó là 2 cái tên đã khá quen thuộc với người dùng yêu công nghệ: Microsoft và Google.
Với Microsoft, công ty này đã bước đầu chiếm được lòng tin và cảm tình của người dùng khi ra mắt thành công chiếc kính thực tại ảo tăng cường là HoloLens. Điếm sáng của HoloLens đó là có thể khởi chạy ứng dụng Windows từ hệ điều hành chuyên dụng. Và nếu không có gì thay đổi, thiết bị này sẽ sớm lên kệ vào năm sau.
Tương tự như Microsoft, Google đã và đang đầu tư vào công nghệ Magic Leap, dựa trên một chiếc kính thự tại ảo tương cường. Thực chất Magic Leap cũng chính là startup được Google đầu tư với số tiền lên tới 500 triệu USD. Tuy nhiên, Magic Leap chủ yếu vẫn được trình chiếu qua các video, và chưa có sản phẩm thực tế.
Bên cạnh đó, Google cũng tự mình tạo ra một thiết bị phục vụ công nghệ thực tế ảo là Google Cardboard. Thực chất, thiết bị này vẫn cần tới một smartphone dùng là bộ điều khiển cũng như màn hình hiển thị. Bù lại, điểm mạnh của Cardboard đó là giá thành rẻ và cài đặt, tháo lắp dễ dàng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Thực lực của Apple
Hiện tại, Apple vẫn chưa hề tiết lộ về sản phẩm thực tế ảo mà mình sẽ đầu tư, đó có thể là 1 thiết bị VR đúng nghĩa, cũng có thể là một Cardboard tương tự Google. Tuy nhiên, dựa vào 2 startup mà công ty này mua lại là Metaio và Faceshift, có thể khẳng định, ít nhất Apple sẽ sở hữu những ứng dụng VR chuyên nghiệp.
Cụ thể, với Metaio:
Đây là công ty được Apple mua lại vào tháng 5/2015, với khoản đầu tư không được tiết lộ. Sản phẩm đầu tay của Metaio tập trung vào một ứng dụng thực tại ảo tăng cường, được xem qua camera của một chiếc tablet. Trong đó, ứng dụng cho phép người dùng xe hơi thay đổi các bộ phận, màu sơn và cả các chi tiết thông số.
Còn như Faceshift:
Đây là startup được Apple mới mua về từ tháng 10/2015. Ít ai biết rằng, Faceshift chính là cái tên đứng đằng sau những màn nhào lộn trong không gian, cũng như các môi trường ảo hóa của bộ phim "Star Wars" bom tấn. Và tương tự như Metaio, Faceshift cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phần mềm.
Còn theo những rò rỉ gần đây, có thể Apple sẽ sớm cho ra đời một thiết bị thực tế ảo kết hợp cùng iPhone, tương tự Google Cardboard. Trong đó, nguồn tin thân cận với The Cupertino khẳng định, Apple đang nỗ lực đưa tính năng tăng cường thực tại ảo lên ứng dụng Maps của mình.
Ứng dụng từ Metaio
Nhìn chung, việc Apple chính thức tham gia sân chơi thực tế ảo là một dấu hiệu tốt cho lĩnh vực này. Hướng đi của Apple khẳng định, thực tế ảo sẽ trở thành một mảnh đất màu mỡ trong tương lai. Nhất là trong bối cảnh hiện vẫn chưa có ông lớn nào thực sự chiếm lĩnh được thị trường thực tế ảo.
Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đó là tới bao giờ Apple mới tung ra sản phẩm thực tế ảo đầu tiên? Trong quá khứ, The Cupertino vốn là công ty rất biết cách chọn thời điểm để công bố một sản phẩm. Triết lý được Apple vận dụng cũng rất rõ ràng: dù đi sau, nhưng sẽ luôn là người tạo ra xu hướng.
Một loạt các sản phẩm đình đám này của Apple như iPod, iPhone, iPad hay Watch đã khẳng định cho triết lý này. Do đó, với các thiết bị thực tế ảo trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng, Apple sẽ lại đưa xu hướng cho thị trường thực tế ảo, nơi mà chưa có thiết bị nào thực sự là siêu phẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét