Tôi viết bài này là vì tôi thấy chưa có bất cứ một trang web nào đề cập vấn đề này cả chỉ là những bài viết hay video hướng dẫn cài đặt thôi chứ không đi sâu vào chi tiết do đó chúng ta hay dựa vào bài viết hay video đó để cài đặt lên máy tính mình hay máy khác, nếu quá trình cài đặt suôn sẻ thì không vấn đề gì nhưng đôi khi lại lỗi không cài được hoặc đang cài đặt lại gặp lỗi và chúng ta cũng không thể biết được là do nguyên nhân gì do bộ cài hay là do máy không tương thích dẫn đến không thể cài được.
Những kỹ thuật viên Microsoft khi họ tạo ra hệ điều hành Windows 10 với rất nhiều tính năng mới hiện nay thì vấn đề họ quan tâm hàng đầu đó lập trình và thiết kế một giao diện cài đặt sao cho đơn giản nhất để người dùng dễ tiếp cận triển khai cài đặt trên máy tính của mình. Vấn đề là chúng ta sẽ triển khai nó như thế nào? có đúng không? Và nếu sai hay gặp lỗi Windows sẽ hiện thông báo chỉ ra lỗi đó để chúng ta khắc phục lỗi đó trước mới triển khai tiếp được.
Trên đây là giới thiệu sơ lược và bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết tất nhiên như theo tiêu đề thì chúng ta phải có 1 chiếc usb flash drive trống có dung lượng 8 gb với bộ cài 64 bit và 4 gb với bộ cài 32 bit. Tôi vẫn thấy đa số các bạn sử dụng phần mềm để tạo bộ cài ra usb thông dụng nhất vẫn là rufus. Các bạn nên biết với bộ cài Windows 8 trở lên các bạn chỉ cần format usb với định dạng FAT32 là có thể boot được cả 2 chuẩn Legacy boot và UEFI Boot. Các bạn chỉ cần chuột phải usb chọn format và File system để FAT32 là được.
Khi định dạng xong chúng ta cần xả nén bộ cài iso vào usb. Trên Windows 8 trở lên bạn chỉ cần Mount iso ra ổ ảo rồi truy cập ổ ảo copy vào usb. Còn trên Windows thấp hơn như Windows 7 trở xuống cách đơn giản nhất là chúng ta sẽ sử dụng phần mềm winrar xả nén
Khi copy xong chúng ta đã có 1 chiếc usb cài đặt Windows 10
Tôi sẽ thực hành cài đặt trên máy ảo VMware cài đặt trên hệ thống UEFI Boot để lấy hình ảnh giải thích quá trình cài đặt. Chúng ta sẽ đi vào quá trình cài đặt. Bỏ qua phần thiết lập chế độ thiết lập boot trong bios vì đa số mọi người đều đã biết hoặc nếu chưa biết bạn có thể xem các bài viết hướng dẫn trên mạng.
Trước tiên cắm usb vào máy khởi động chọn boot từ usb bằng các phím tắt tích hợp trên bàn phím thông thường là các phím ESC, DELETE và nhóm phím F từ F1 tới F12 và có một số dòng laptop hay surface lại thường tích hợp phím chức năng boot riêng. Để biết rõ hơn các bạn chứ truy cập trang chủ nhà sản xuất laptop hoặc mainboard (PC) xem model họ đều hướng dẫn cách vào bios hay boot.
Từ giao diện boot với mỗi hãng và mỗi dòng máy lại có giao diện chọn boot khác nhau có thề tích hợp usb legacy, usb uefi hoặc chỉ có mỗi usb uefi tùy theo mỗi máy và cách thiết lập trong bios của bạn.
Nếu bạn chọn boot từ usb legacy Windows sẽ load tập tin bootmgr trên usb, nếu bạn chọn usb uefi thì Windows sẽ load boot từ tập tin bootx64.efi trong thư mục boot của thư mục efi. Lưu ý bắt đầu từ Windows 8 trở lên Microsfoft đã thiết kế tích hợp cả thư mục efi vào bộ cài 32 bit do đó nếu bạn đang sử dụng bộ cài Windows 10 32 bit trên usb bạn vẫn có thể boot được bằng usb uefi thông qua tập tin bootia32.efi.
Khi load xong tập tin boot Windows sẽ khởi động vào Windows PE thông qua tập tin boot.wim được đặt trong thư mục sources của usb,
Tập tin này được cấu hình dựa trên tập tin BCD trong thư mục boot và được đặt ở 2 nơi một là trong thư mục boot ngoài usb và một đặt trong thư mục boot trong thư mục efi theo đường dẫn efi\microsoft\boot
Để hiểu rõ hơn BCD được cấu hình như thế nào các bạn dùng công cụ bootice để mở tập tin này lên ban sẽ biết được nó được thiết lập thế nào như hình dưới đây tôi mở cùng lúc cả 2 tập tin BCD ở 2 nới khác nhau
Quan sát chúng ta có thể thấy cả 2 tập tin bcd đều giống nhau đều cấu hình lấy bộ nhớ vật lý ram làm nơi lưu trữ boot.wim sau khi mount và boot.sdi chính là giao diện boot của nó, file này được đặt trong thư mục boot của usb.
Khi load xong boot.wim bắt đầu xuất hiện màn hình có logo boot đầu tiên với những dấu trấm vòng tròn xoay cái này gọi là boot flags
Về phần logo nếu bạn cài đặt trên hệ thống Legacy Boot thì mặc định sẽ là logo Windows nhưng nếu bạn cài trên hệ thống UEFI Boot lại có 2 trường hợp. Nếu bạn thấy nó xuất hiện logo của hãng ví dụ logo HP, DELL tức là bios của máy được tích hợp boot flags còn nó vẫn là logo Windows thì bios không hoặc chưa được tích hợp boot flags
Khi load xong giao diện boot thì màn hình chọn ngôn ngữ cài đặt xuất hiện đầu tiên
Màn hình này được cấu hình chọn ngôn ngữ từ tập tin lang.ini trong thư mục sources của phân vùng đã mount boot.wim và trong cả thư mục sources của usb nữa
Nền background màu tím lấy trong tập tin ảnh background.bmp trong thư mục sources của phân vùng đã mount boot.wim và trong cả thư mục sources của usb, tập tin ảnh có tên background_cli.bmp
Khung chọn ngôn ngữ lấy giao diện trong tập tin spwizimg.dll trong thư mục sources của phân vùng đã mount boot.wim và trong cả thư mục sources của usb, sử dụng công cụ resource hacker mở tập tin này lên bạn sẽ thấy giao diện được đặt trong phần Bitmap
Phần text trong khung lấy từ các file arunres.dll.mui, setuperror.exe.mui, spwizres.dll.mui, W32UIRes.dll.mui trong thư mục en-us của thư mục sources ở phân vùng đã mount boot.wim và trong cả thư mục sources của usb
Sau khi chọn ngôn ngữ cài đặt nhấn Next để qua màn hình kế tiếp. Màn hình tiếp theo sẽ có giao diện như hình dưới
Tại sao Microsoft lại để màn hình này thay vì bỏ qua là vì ngoài chức năng cài đặt Windows còn tích hợp cả chức năng sửa chữa nữa, nếu bạn đã cài Windows 10 trước đó thì dòng chữ Repair your computer tích hợp rất hay, thay vì phải cài lại bạn có thể lựa chọn một số công cụ tích hợp mặc định trong màn hình bên dưới khi bạn nhấp chuột vào đó
Màn hình này có 2 lựa chọn hoặc tiếp tục sửa chữa Troubleshoot hoặc Turn off your PC để tắt máy. lưu ý bạn chỉ có 2 lựa chọn mà không có lựa chọn quay trở lại màn hình chính cài đặt khi đã nhấp chuột chọn Repair your computer
Nếu bạn chọn Troubleshoot Windows sẽ khởi động vào màn hình kế tiếp gọi là Advanced options và ở đây gồm 5 công cụ chính
System Restore: Phục hồi lại máy nếu trước đó đã tạo điểm sao lưu trong Windows 10 cũ
System Image Recovery: tương tự như System Restore nhưng sử dụng kiểu sao lưu với định dạng khác.
Startup Repair: Sửa chữa lỗi khởi động
Command Promp: mở dấu nhắc lệnh cmd
Go back to the previous build: quay trờ lại hệ điều hành cũ trước khi nâng cấp như ví dụ bạn mới nâng cấp trực tiếp lên Windows 10 từ Windows 7 hoặc 8 trong vòng 15 ngày mà bạn chưa xóa thư mục Windows.old trên ổ C hệ thống bạn có thể qua về lại Windows 7 hoặc 8 bằng tùy chọn này.
Nếu bạn không có lựa chọn nào mà tiếp tục cài mới lại thì bấm mũi tên phía trên qua trở lại bấm Turn off your PC để tắt máy sau đó khởi động lại boot từ usb cài đặt lại từ đầu.
Một điều thú vị nữa là bắt đầu từ màn hình chọn Install now cho đến những màn hình lựa chọn tiếp theo bạn có thể gọi dấu nhắc lệnh cmd bất cứ lúc nào thông qua tổ hợp phím shift+f10, như đề cập lúc đầu trong tập tin boot.wim nó là Windows PE do đó bạn cũng muốn kiểm tra nó thế nào khi bạn mở cmd lên gõ notepad và bấm tổ hợp phím Ctrl+O mở File Explorer bạn sẽ thấy ổ X chính là ổ dùng để mount boot.wim vào đó và ổ này lấy từ bộ nhớ Ram chứ không sử dụng ổ cứng HDD hay SSD, ổ này có ký tự mặc định là X.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn có thể truy cập kiềm tra
Khi bạn nhấp chọn Install now bắt đầu cài đặt Windows sẽ load màn hình tiếp theo với dòng chữ Setup is starting thông báo thiết lập đang bắt đầu.
Hình nền backgroud màu tím được lấy từ hình ảnh trong file spwizimg.dll trong thư mục sources của phân vùng đã mount boot.wim và trong cả thư mục sources của usb, ngoài ra còn có tập tin ảnh setup.bmp trong thư mục system32 của phân vùng đã mount boot.wim.
Lúc này Windows sẽ kiềm tra tập tin gắn kết hình ảnh install.wim trong thư mục sources của usb xem có hay không? Nếu có Windows sẽ check xem là Windows mấy? Nền tảng là 32 hay 64 bit? Phiên bản hệ điều hành (Edition) là gì? Khi xác định xong Windows sẽ tìm kiếm trong thư mục sources của usb xem có tập tin EI.CFG hay PID.txt không nếu không có một trong 2 tập tin trên bạn phải nhập key trong màn hình bên dưới
Màn hình này chỉ xuất hiện trên các phiên bản Home, Pro chung hoặc Single Language đây là 3 phiên bản bán lẻ (Retail) thường không được tích hợp sẵn file EI.CFG mà phải điền key của phiên bản trước khi qua màn hình tiếp theo. Tuy nhiên không giống như Windows 8 hay 8.1 Windows 10 có tùy chọn I dont't have a product key có thể nhanh tróng chuyển qua màn hình kế tiếp mà không cần phải điền key
Cách bỏ qua màn hình này áp dụng cho 3 phiên bản Home, Pro, Single Language
Nếu bạn muốn bỏ qua bước nhập key cài đặt thì trong thư mục sources của usb phải có một trong 2 tập tin EI.CFG hoặc PID.txt. Nội dung trong hai tập tin này như sau:
EI.CFG
[EditionID] {Edition ID} [Channel] {Channel Type} [VL] {Volume License}PID.txt
[PID] Value=XXXXX-XXXXX-XXXXX-XXXXX-XXXXXNhư vậy nhìn vào nội dung của nó chúng ta cần xác định Edition ID, kênh VL, Retail và OEM, phần Volume License là 0 (Retail, OEM) là 1 (VL) và key cài đặt bao gồm 25 ký tự số và chữ. Ba phiên bản Home, Pro, Single Language lần lượt có Edition ID tương ứng là:
Edition ID: Phiên bản Core: Home Professional: Pro CoreSingleLanguage: Windows 10 Home Single LanguageNếu bộ cài được tích hợp gồm hai phiên bản Pro và Home thì chúng ta có thể bỏ trống phần{Edition ID}, phần {Channel Type} ghi là Retail và {Volume License} ghi là 0
[EditionID] [Channel] Retail [VL] 0Khi bạn bỏ trống phần {Edition ID} sẽ xuất hiện màn hình lựa chọn phiên bản cài đặt như hình dưới đây
[EditionID] Professional [Channel] Retail [VL] 0Ngoài ra bạn có thể sử dụng PID.txt thay thế cho EI.CFG ví dụ bạn muốn cài bản Pro thì nội dung của nó sẽ là:
[PID] Value=VK7JG-NPHTM-C97JM-9MPGT-3V66TKhi bạn đã lựa chọn phiên bản cài đặt thì sẽ tới màn hình chấp thuật điều khoản sử dụng của Microsoft
Đây là phần chữ bằng tiếng Anh nội dung của nó ghi về điều khoản sử dụng, nếu bạn muốn biết nó viết gì thì truy cập địa chỉ https://privacy.microsoft.com/vi-vn/privacystatement để đọc nội dung bằng tiếng Việt. Nếu bạn muốn cài đặt tiếp thì bắt buộc phải chập nhân điều khoản đẻ sau này không gây ra kiện cáo gì. Nếu bạn đã chấp nhận nhấp vào ô I eccept the license terms lúc này chữ Next mới sáng lên cho bạn nhấp chuột qua màn hình tiếp theo
Trong màn hình này có hai sự lựa chọn hoặc là nâng cấp cài đè lên phiên bản Windows cũ đã cài trên máy có thể giự lại tập tin cá nhân, những thiết đặt trước đó và ứng dụng, phần mềm đã cài. Lựa chọn thứ hai là tùy biến chỉ cài Windows và không nâng cấp và người dùng vẫn lựa chọn mục Custom này vì phần Upgade trong quá trình nâng cấp rất hay bị lỗi. Nếu bạn lựa chọn Custom, Windows sẽ chuyển qua giao diện chọn ổ đĩa cài đặt và đây là phần hay gặp lỗi nhiều nhất.
Khi tới màn hình này Windows sẽ check thông tin ổ cứng trong máy bao gồm HDD hay SSD, ID của ổ cứng, Sata hay IDE, nếu SATA thì là SATA mấy SATA1 (gọi tắt là SATA) SATA2 hay SATA3, ổ cứng có bị bad (HDD), hay lỗi (SSD) không? và quan trọng là cấu trúc của nó là MBR hay GPT. Trường hợp nếu không thấy thông tin ổ cứng thì màn hình sẽ không xuất hiện ổ cứng cũng như phân vùng cài đặt và theo quy luật ổ được lựa chọn cài luôn là 0 ( disk 0 ) và nó xếp trên cùng theo danh sách các phân vùng trường hợp máy tính đang gắn từ hai ổ cứng trở lên.
Khi bạn lựa chọn boot từ usb uefi thì Windows đã check bios máy của bạn trong đó đã bao gồm thông tin nhà sản xuất, bios có version mấy? ngày cập nhật? và firmware boot....và khi cài đặt Windows sẽ kiểm tra cấu trúc của ổ cứng xem có phải GPT hay không. Theo nguyên tắc cài đặt là Legacy boot thì cấu trúc ổ cứng là MBR và UEFI Boot thì ổ cứng phải có cấu trúc GPT. Nếu ổ cứng trống chưa được định dạng phân vùng thì mặc định nó là MBR. Để kiểm tra chính xác xem ổ cứng máy đang có cấu trúc gì ngay tại màn hình trên nhấn tổ hợp phím Shift+F10 gọi cmd và sử dụng diskpart kiểm tra
Cách nhận biết rất đơn giản nó phân biệt bằng dấu sao (*) bên dưới chữ Gpt nếu là MBR thì không có dấu sao và ngược lại nếu có dấu sao là Gpt
Trong màn hình chọn ổ đĩa cài đặt có các nút Refresh ( làm mới ), Delete: xóa một phân vùng có thông báo xác nhận, Format: định dạng một phân vùng như không có lựa chọn File system là FAT32, NTFS nghĩa là phân vùng đó đang có File system kiều gì thì Windows sẽ định dạng theo kiểu đó và chỉ xóa tất cả dữ liệu đang có trong phân vùng đó. New: tạo mới từ ổ đĩa hay một phân vùng trống Unallocated Space. Load drive: mở trình quản lý driver của ổ đĩa trường hợp trong màn hình không xuất hiện ổ, Extend: mở rộng từ một phân vùng đã định dạng.
Bạn nên sử dụng các nút chức năng này trước khi nhấn Next cài đặt. Trước tiên bạn hiểu theo qut tắc cài đặt Windows trên ổ đĩa sẽ gồm những phân vùng chính và được sắp xếp từ trên xuống dưới, và các phân vùng của Windows luôn đứng trên các phân vùng lưu dữ liệu cho dù phân vùng lưu dữ liệu cũ có nằm trước trong Windows cũ đi nữa.
Hệ thống Legacy boot ổ cứng cấu trúc Mbr:
System Reserved: định dạng NTFS, dung lượng 500 Mb lưu BCD boot và winre.wim
Windows: định dạng NTFS, lưu hệ thống
Hệ thống UEFI boot ổ cứng cấu trúc Gpt:
Recovery: định dạng NTFS, dung lượng 450 Mb, lưu winre.wim
System: định dạng EFI, dung lượng 100 Mb với ổ đĩa định dạng 4Kn thì dung lượng 260 Mb, lưu BCD
MSR (Reserved): không có định dạng, dung lượng 16 Mb
Windows: định dạng NTFS, lưu hệ thống
Nếu ổ cứng trống chưa định dạng gì mà bạn cứ để thế nhấn Next thì Window sẽ căn cứ vào firmware boot mà tự chia phân vùng cho bạn, nếu bạn nhấn New tạo mới thì phải nhấp thêm dòng Apply và bấm OK xác nhận trong hộp thoại
Trường hợp nếu bạn đã cài đặt Windows trước đó mà cài lại bạn nên sử dụng trùy chọn Delete hoặc Format. Tốt nhất là bạn nên căn cứ vào quy tắc ở trên bấm delete xóa các phân vùng cài Windows cũ chỉ chừa lại phân vùng lưu dữ liệu, để chúng gộp lại thành một phân vùng trống chưa định dạng Unallocated sau đó thì bạn mới bạn nhấp New tạo mới hoặc Next để cài đặt
Như vậy khi đã gặp lỗi gì mà có thông báo thì bạn đã biết đó là lỗi gì mà có cách giải quyết, bạn cứ theo quy tắc được lập trình sẵn của Microsoft khi cài đặt Windows lên ổ đĩa. Khi bạn đã giải quết xong không còn lỗi thì nhấp Next cài đặt ở bước tiếp theo như hình bên dưới
Đây là màn hình chờ lâu nhất chỉ ra quá trình cài đặt Windows lên ổ đĩa, trạng thái Status của mỗi quá trình. Màn hình này sẽ bao gồm 5 quá trình chính sau đây, tôi sẽ giải thích từng quá trình một
Copy Windows file: copy dữ liệu cần thiết trong thư mục sources của phân vùng Windows PE, hoặc từ usb vào bộ nhớ tạm.
Getting files ready for installation: xả nén tập tin gắn kết hình ảnh install.wim trong thư mục sources của usb vào phân vùng Windows. Quá trình này lâu nhất và nó còn phụ thuộc số vòng của ổ đĩa nếu bạn cài trên ổ đĩa 7200 Prm, SATA3 600Mb/s bạn sẽ thấy sữ khác biệt rõ rệt vì tiến trình cài đặt rất nhanh, chậm nhất là ổ đĩa IDE sau đó đến SATA, SATA2 và SATA3. Lưu ý trong quá trình này vẫn có thể sẽ gặp lỗi giữa chừng và không thể cài tiếp được đó là do lỗi từ tập tin ảnh install.wim hoặc khi cài Windows phát hiện ổ đĩa hoặc cổng usb có vấn đề khi Windows không thể kết nối với install.wim được.
Installing features: Cài đặt các tính năng sau khi đã áp dụng hình ảnh lên phân vùng Windows
Installing updates: Cài đặt các bản cập nhật đã được tích hợp trước vào install.wim. Nếu bạn tích hợp trước càng nhiều gói thì quá trình cài đặt càng lâu vì khi bạn tích hợp offline nó mới ở trạng thái chờ mà chưa cài đặt tích hợp hẳn vào thư mục WinSxS trong thư mục Windows của phân vùng hệ thống
Finishing up: Hoàn thành, ở quá trình này sẽ gồm 2 bước tích hợp Boot vào phân vùng System Reserved (Legacy) hoặc System (EFI), tạo mới thư mục tên WindowsRE trong phân vùng System Reserved copy winre.wim trong thư mục Recovery của thư mục hệ thống System32 trong thư mục Windows của phân vùng hệ thống vào thư mục WindowsRE. Trường hợp với hệ thống UEFI thì Windows sẽ tạo mới một thư mục tên Recovery trong phân vùng Reovery và trong thư mục Recovery Windows lại tạo tiếp một thư mục tên WindowsRE rồi copy winre.wim vào đó. Sau khi đã copy Windows sẽ kích hoạt winre.wim trước khi hoàn thành khởi động lại máy để cài đặt tiếp tục
Có một điều thú vị mà bạn nên tìm hiều tại sao trong suốt quá trình cài đặt thì màn hình sáng và không bị tối. Giải thích hiện tượng này đó là khi bạn khởi động cài đặt Windows sẽ tiến hành kiểm tra nguồn điện trực tiếp và trạng thái tiêu hao năng lượng của Pin (Laptop) và Windows sẽ thiết lập ngay luôn để màn hình có độ sáng nhất, chế độ nguôn điện luôn được lựa chọn High perfomance. Do đó bạn phải luôn giữ nguồn điện ổn định nếu Windows kiểm tra nếu bạn không sử dụng nguồn điện trực tiếp Windows sẽ cảnh báo và có thể sẽ không tiếp tục cài đặt nếu thấy trạng thái tiêu hao của pin không đủ hoàn thành quá trình cài đặt. Do vậy khi cài đặt bạn nên giữ nguồn điện trực tiếp và duy trì sự ổn định trong suốt quá trình cài đặt.
Trước khi khởi động lại máy màn hình sẽ xuất hiện thông báo tự khởi động trong vòng 10 giây và khi khởi động lại sẽ xuất hiện màn hình kế tiếp và màn hình này không còn sử dụng đến usb nữa và bạn có thể rút nó ra khỏi máy nếu bạn muốn
Màn hình này cũng có thời gian chờ lâu vì nó sẽ bao gồm một số quá trình sau đây:
- Lấy thông tin thiết bị và trình quản lý của nó ví dụ như VGA, Card mạng, cổng kết nối usb, thẻ nhớ... trong trình quản lý Device Manager
- Cài đặt driver cho thiết bị sau khi đã lấy được thông tin, driver sẽ được lấy từ thư mục DriveStore trong thư mục hệ thống System32 trên phân vùng hệ thống. Đó là lí do vì sao trên Windows 8 hay Windows 10 máy tính luôn được cài driver mạng hay usb 3.0 tự động vì nó đã được tích hợp sẵn trong thư mục DriveStore và khi cài đặt Windows sẽ kiểm tra tính tương thích của driver với thiết bị trong máy mà cài đặt phù hợp.
- Tìm kiếm những tập tin đã được lập trình ví dụ tập tin trả lời tự động Unattend.xml trong thư mục Panther của thư mục Windows, SetupComplete.bat trong thư mục Scripts được đặt trong thư mục Setup trong thư mục Windows
- Cập nhật Registry Editor
- Tìm kiếm thư mục oobe trong thư mục hệ thống system32 và căn cứ vào đó khởi động lại máy bắt đầu vào đến màn hình tiếp theo.
Nếu ở tại màn hình này mà gặp lỗi khiến cho Windows không thể cài đặt tiếp, lỗi này rất dễ xảy ra nếu bạn cài đặt phiên bản Windows 10 đã được xây dựng lại mà được thiết lập không đúng cách còn nếu bạn cài bằng bản gốc trường hợp lỗi rất hiếm khi xảy ra, nếu có đó là do các máy OEM không chấp nhận phiên bản ví dụ có máy họ thiết lập bạn phải cài bản Single Language mà bạn lại cài bản Pro khiến cho màn hình sẽ đứng im xoay vòng mãi. Hoặc là do cpu không tương thích với nền tảng lấy ví dụ cpu đó chỉ cài được nền tảng 32 bit mà bạn cài 64 bit cũng vẫn đứng tại màn hình này...
Khi Windows đã cài đặt xong màn hình này mà không gặp bất cứ lỗi gì thì quá trình cài đặt sẽ thành công chỉ còn bước thiết lập tài khoản sử dụng thôi. Tất cả các bước tiếp theo đều được thiết lập từ thư mục oobe. Windows sẽ khởi động vào màn hình Get going fast đầu tiên nó còn được gọi là màn hình oobe, nếu cài trên PC sử dụng mạng dây còn nếu cài đặt trên Laptop có kết nối mạng không dây Windows sẽ khởi động vào màn hình chọn kết nối mạng không dây.
Nền background của nó luôn mặc định màu xanh như hình, bạn lưu ý nó không không sử dụng ảnh mà sử sử màu nền được cấu hình mã màu trong tập tin FirstLogonAnim.html trong thư mục oobe, còn các đoạn text được lất từ tập tin msoobedui.dll.mui trong thư mục en-US của thư mục oobe.
Mẹo: Nếu nó không phải là màn hình Get going fast mà xuất hiện màn hình chọn thời gian dưới đây thì dứt khoát bản win đó đã được xây dựng lại vì mặc định khi bạn cài bản win gốc tại Windows PE bạn đã chọn ngôn ngữ cài đặt, còn múi giờ mặc định nó là Pacific Time (US & Canada) nên nó sẽ không có màn hình bên dưới nữa.
Trong màn hình Get going fast đây chính là màn hình liên quan đến cá nhân hóa Windows trên máy tính của bạn, việc Windows được phép truy cập những ứng dụng hoặc thông tin tài khoản của bạn mặc định Windows luôn gạt sang On và nếu bạn nhấp chuột vào Customize bạn có thể gạt nó sang Off nếu muốn
Nếu bạn bỏ qua mà chọn Use Express settings chọn thiết lập nhanh nghĩa là bạn đã đồng ý với những thiêt lập có sẵn của Windows. Khuyến khích bạn nên sử dụng Customize và bỏ qua phần nào gạt thành Off nếu bạn không muốn.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng được 2 tổ phím tắt ở ngay tại màn hình này đó là các tổ hợp phím
Shift+F10: gọi dấu nhắc lệnh cmd
Ctrl+Shift+F3: khởi động lại máy để boot vào chế độ Audit không phải thiết lập tài khoản và xây dựng lại bộ cài
Khi bạn chọn Use Express settings sẽ xuất hiện màn hình chờ với những chấm xoay vòng trước khi chuyển qua màn hình thiết lập kế tiếp
Nếu bạn đã chọn kết nối mạng thì sẽ xuất hiện màn hình chọn cách đăng nhập tài khoản trong tồ chức hoặc là bằng tài khoản Microsoft dưới đây. Màn hình này chỉ có trong 3 phiên bản bán lẻ Pro, Home và Single Language cho người dùng các nhân thôi. Còn nếu bạn cài đặt phiên bản Enterprise (Doanh nghiệp), Education (Giáo dục) thì không có lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft chỉ có tùy chọn đăng nhập tài khoản trong tổ chức hoặc tạo và đăng nhập tài khoản Local.
Nếu bạn chọn My work or school owners it bạn phải sử dụng tài khoản được cấp từ tổ chức hay trong trường học, nếu bạn chọn I own it thì sử dụng tài khoản Microsoft cá nhân của bạn đăng nhập
Nếu bạn đã có tài khoản thì điền email và mật khẩu đăng nhập, nếu bạn chưa có thì tạo mới trong nút Create one hoặc là bạn có thể không sử dụng tài khoản Microsoft mà chỉ sử dụng tài khoản Local thì nhấp vào nút Skip this step bỏ qua bước đăng nhập.
Phần tạo tài khoản Local bạn chỉ cần tạo mới tên một tài khoản lưu ý không được trùng tên với tài khoản mặc định trong Windows như Administrator, Defaultuser0, Guest. Nếu bạn không muốn sử dụng mật khẩu có thể bỏ qua và nhấn Next. tóm lại màn hình này chỉ yêu cầu bạn tạo tài khoản mới không trùng tên với tài khoản mặc định và không nhất thiết phải tạo mật khẩu.
Khi bạn đã tạo và đăng nhập tài khoản màn hình tiếp theo sẽ là cho phép sử dụng trợ lý ảo Cortana. Lưu ý bản Education hay Enterprise LTBS sẽ không có màn hình này.
Bạn có 2 tùy chọn nếu không sử dụng tạm thời chọn Not now và bật lại khi đã vào desktop, và tùy chọn Use Cortana kích hoạt. Nghĩa là Cortana mặc định sẽ chưa được kích hoạt và sẽ được thiết lập ngay khi bạn đăng nhập tài khoản mới. Bạn có thể chọn kích hoạt ngay hoặc tạm thời chưa kích hoạt. Khi bạn sử dụng một trong hai tùy chọn thì cuối cùng sẽ xuất hiện các màn hình chào mừng của Microsoft
Đây là các màn hình chào mừng, giới thiệu hay đơn giản gọi là màn hình quảng cáo của Microsoft và nó cũng bao gồm luôn quá trình tải và cài đặt các ứng dụng được đề xuất luôn. Các dòng chữ xuất hiện trên màn hình được lấy từ tập tin msoobeFirstLogonAnim.dll.mui trong thư muc en-US của thư mục oobe. Khi tới màn hình này bạn phải đợi một lúc và không phải làm gì cả chờ cho đến khi vào đến desktop
Như vậy tôi đã vừa giới thiệu về tổng quan quá trình cài đặt Windows 10 từ usb flash drive. Bài viết tuy không thể viết chi tiết hết được toàn bộ quá trình của nó nhưng cũng đề cập được khoảng trên 70% nội dung muốn truyền tải. Hi vọng sau khi các bạn đọc bài này sẽ hiểu được quá trình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét