Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Format cấp thấp (Low Level Format – LLF)

Filled under:

     Nếu ai từng sử dụng máy vi tính hoặc là dân sữa máy tính thì chắc hẳn có nghe qua hoặc từng sử dụng LLF. Vậy LLF thực chất là làm gì và khi nào thì cần thiết LLF ổ cứng.

Vậy LLF để làm gì ?

Đối với một ổ cứng mới ta phải LLF, phân chia & định dạng cho các phân dùng của ổ đĩa thì mới sử dụng được. Sở dĩ khi ta mua một HDD mới về chỉ cần format là sử dụng được không cần phải LLF là do nhà sản xuất đã LLF trước khi đưa HDD ra thị trường. LFF làm nhiều chuyện như chia track, tạo Track Number, chia Sector, tạo byte CRC (Cyclic Redundancy Check)… Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một Track, LLF sẽ chừa lại một khoảng trống gọi là Gap, khoảng trống này dùng để dự phòng trường hợp đầu từ bị lệch, nó vẫn có thể đọc được Sector tiếp theo hoặc dự phòng trong trường hợp Bad Sector.

Khi nào cần LLF ?
Dĩ nhiên LLF không trực tiếp làm hư HDD nhưng nếu quá lạm dụng thì… nó vẫn hại về mặt từ tính và an toàn dữ liệu.
Các trường hợp cần LLF:

1. Mở các chương trình Fomat cấp cao như : Acronis Disk Director Suite, Partition Magic Pro, Partition Commander,… thì nó báo không nhận ra được ổ cứng của bạn, khi ổ cứng của bạn gặp vấn đề và không thể sử dụng được ( ngoại trừ các trường hợp khác do lỗi kết nối cáp dữ liệu, hoặc nguồn cho ổ cứng ). Đây là trường hợp bắt buộc dùng LLF mấy có cơ hội sử dụng tiếp ổ cứng bị lỗi này.
2. Không format được HDD: như trường hợp trên máy sẽ báo “Bad Track 0 – Disk Unsable”

3. Các trường hợp sau vẫn có thể không dùng LFF hoặc tùy bạn quyết định. Nhưng hãy nhớ Đừng quá lạm dụng
a) Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation uint xxxx. Lúc này máy báo cho ta biết Cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng thông thường cái ta nhận được là 1 Bad Sector.
b) Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (Surface Scan) nào ta sẽ gặp rất nhiều Bad Sector.
c) Đang chạy bất kỳ ứng dụng nào nhận được 1 câu thông báo như “Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?” hoặc “Sector not found on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?” hoặc “A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort ?”

Nói chung là những trường hợp nêu trên đều do mặt đĩa bị Bad quá nhiều hoặc chạy không ổn định. Các trường hợp này nên LLF, vì trong trường hợp này LFF là có lợi. Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng 1 số sector trên mỗi track hay Cylinder đều dự phòng 1 sector và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512 bytes rất nhiều (Tùy lọai và hãng đĩa). Như thế trong quá trình LLF nếu số sector bị hư (BAD) ít hơn số sự phòng còn tốt thì lúc này có thể các chương trình sẽ lấy 1 sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa sẽ trở nên “sạch” hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng Bad Sector nhiều hơn Sector dự phòng thì ổ cứng sẽ còn một ít Bad. Nhưng ta vẫn chắc rằng tình trạng đĩa sẽ tốt hơn khi chưa LLF. Việc này sẽ khác nhau về mặt “hiệu quả” đối với từng chương trình LLF mà không theo một qui luật nào.
Sử dụng chương trình gì để thực hiện LLF ?
Khi bạn cần LLF thì bạn có thể sử dụng các chương trình Hard Disk Diagnostic Utilities có trong đĩa BootHiren như :
Seagate Seatools Desktop Edition 3.02
Western Digital Data Lifeguard Tools
Western Digital Diagnostics (DLGDIAG) 5.04f
Maxtor PowerMax 4.23
Maxtor amset utility 4.0
Maxtor(or any Hdd) Low Level Formatter 1.1
Fujitsu HDD Diagnostic Tool 6.61
Fujitsu IDE Low Level Format 1.0
Samsung HDD Utility(HUTIL) 2.02
Samsung Disk Diagnose (SHDIAG) 1.28
IBM/Hitachi Drive Fitness Test 4.08
IBM/Hitachi Feature Tool 2.03
Toshiba Hard Disk Diagnostic 2.00b
Đây là các chương trình chuyên dùng để kiểm tra tình trạng của ổ đĩa,.. cho phép bạn định dạng cấp thấp lại ổ cứng . Tùy theo ổ cứng của bạn hiệu gì mà bạn sẽ quyết định chọn công cụ nào cho thích hợp để thực hiện LLF. Theo kinh nghiệm của mình thì thường các chương trình này LLF với tốc độ rất chậm bạn nên thử dùng một số chương trình khác như Active Kill Disk chẳng hạn để LLF trước khi sử dụng  chương trình của các nhà sản xuất ổ đĩa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét