Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Khái niệm : Dual Core, Core Duo, Core 2 Duo, Core 2 Quad, Core i3 , i5, i7

Filled under:

Khái niệm : Dual Core, Core Duo, Core 2 Duo, Core 2 Quad, Core i3 , i5, i7
Các dòng vi xử lý dựa trên kiến trúc Core cũng như socket LGA775 đã xuất hiện trên thị trường từ cách đây khá lâu ( năm 2006 ), phổ biến tới người dùng qua chính sách marketing của Intel ( tất nhiên hiệu năng của nó đem lại là không có gì bàn cãi ).

Trong suốt quảng thời gian đó, các cái tên và các khái niệm mà Intel đưa ra như Pentium Dual Core, Core Duo, Core 2 Duo, Core 2 Quad, Core 2 Extreme... đã làm cho người dùng không ít bối rối, cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên.

Và bản thân cũng đi lang bạt tới nhiều forum, cũng như tới các cửa hàng máy vi tính, đã đọc qua nhiều bài thảo luận, nhiều vụ mua bán mà ở các công ty vi tính thì thấy đa phần người ta toàn không hiểu rõ bản chất vấn đề, hay nói cách khác là không biết rõ, dựa vào cái cách mà Intel quảng bá nên nói.

Mới đây nhất, đứa cháu ở quê mua cái Case 5 triệu mà xài Pentium IV và con Main chipset G41. Chính vì thông tin nhiều chiều, và sự hiểu biết của mọi người về Hardware còn non, ngay cả trên Vietnamese Overclocking Zone, nơi tập hợp của nhiều người đam mê phần cứng, có tới phân nửa không hiểu rõ bản chất vấn đề.

Vì thế, hôm nay mình viết rõ ( đại khái là viết cho hiểu ), hi vọng phần lớn anh em trong Mề gà đọc qua bài viết này, có thể hiểu rõ hơn. Mặc dù, dòng sản phẩm vi xử lý và chipset dựa trên LGA775 đã sắp được Intel cho End Of Life, nhưng sức sống của các dòng sản phẩm này chí ít cũng phải trên 1.5 năm nữa.

Xin đi thẳng vào vấn đề :



Pentium là gì ?


Pentium là tên danh từ của Intel, chỉ một dòng sản phầm CPU của họ trên một phân khúc thị trường, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng.
Cái tên Pentium có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp là " Penta" và được thêm đuôi Latin vào " ium" có nghĩa là số năm.
Intel chính thức đặt tên cho các dòng sản phẩm của mình từ năm 1993, khi mới ra đời, tốc độ xung nhịp vi xử lý của nó khi này chỉ là từ 60-233MHZ.

Từ đó tới nay, trải qua biết bao thăng trầm, Intel vẫn giữ lại cái tên Pentium như là một mốc đánh dấu các bước phát triển của mình. Hiện tại, dòng sản phẩm mới nhất dựa trên vi kiến trúc Westmere ( cải tiến một chút từ vi kiến trúc Nehalem ), dựa trên tiến trình 32nm là dòng Pentium G6950, tích hợp GPU vô CPU, không hỗ trợ HT, và không hỗ trợ Turbo Boost, sử dụng băng thông DMI thông thường với TDP là 73W.
Dual Core là gì và Pentium Dual Core là gì ? Core 2 Duo là gì ?


Dual Core là danh từ chung mà Intel chỉ các vi xử lý có 2 nhân, và 2 nhân này là nhân thực ( vật lý ).
Như vậy , Pentium Dual Core là chỉ các sản phẩm Pentium của Intel, có 2 nhân vật lý.

Core 2 Duo là danh từ của Intel, chỉ một dòng sản phẩm CPU của Intel dựa trên kiến trúc Core tương tự như với các dòng Pentium Dual Core mà Intel đã đặt tên. Các sản phẩm có tên Pentium Dual Core, Core 2 Duo cho máy để bàn đều dựa trên kiến trúc Core này.

Để giải thích rõ nghĩa hơn về Dual Core, mời các bạn đọc dòng giải thích sau của mình, và dòng giải thích này đã được post trong Vietnamese OverClocking Zone :

Con mà có 2 nhân nằm trên 1 đế ( die ) thì đó chính là thời của các con Pentium Dual Core với tên mã là Pen D 8xxx ( codename Smithfield ). Các CPU này, tuy có 2 lõi nhưng cả 2 lõi này đều nằm trên 1 die ( chính xác là nhét hai con Prescott vào một die )






Dòng Dual Core ra đời sau dòng Pen D8xx chính là dòng Pentium D Presler ( hay Pen D 9xx ) thì có 2 đế ( 2 con Cedar Mill )

Và trở đi sau này với dòng Pentium Dual Core hay Core 2 Duo ( dựa trên kiến trúc Core ) đều có 2 nhân tách biệt nằm trên 1 die ( giống với Smithfield). Nhưng dựa trên kiến trúc Core ưu việt, nên có nhiều cải tiến khắc phục các lỗi của Pen D8xx và Pen D 9xx cũng như kiến trúc Netburst,






Về hiệu năng và giá thành : Pentium Dual Core ( dựa trên kiến trúc Core, mà sau này các bạn thấy ở các dòng sản phẩm như Pentium Dual Core E2xxx, E5xxx, E6300-E6500-E6700...) chính là Core 2 Duo cắt giảm các tính năng như : Bus, tập lệnh, cache hay thậm chí là xung nhịp.

Có rất nhiều người chỉ nhìn vào cái tên, thì lại phán rằng : Core 2 Duo mạnh hơn Pentium Dual Core. Điều này là không đúng với bản chất của nó.
Chính xác, nếu Core 2 Duo muốn mạnh hơn Pentium Dual Core thì cả hai con phải được sản xuất trên cùng một tiến trình ( 65nm hay 45nm ), cùng thời gian sản xuất ( liên kề nhau trong quý ) và quan trọng là cùng công nghệ.

Chẳng hạn : Core 2 Duo E6300 ( Conroe, 1.83GHZ, 1066MHZ, 2MBCache, 65nm ) được sản xuất cách đây cũng khá lâu, có hiệu năng phải gọi con Pentium Dual Core E6300 ( Wofldale, 2.8GHZ, 2MB Cache, 1066MHZ, 45nm ) bằng cụ.
Core 2 Quad là gì ?


Core 2 Quad là tên mà Intel chỉ các CPU 4 nhân của hãng. Trên thực tế Core 2 Quad là hai con Core 2 Duo kết hợp lại ( giống với trường hợp con Pen D 9xx Presler là 2 con Cedar Mill kết hợp ).



Ở trên là một con Q6600 đã dỡ bỏ IHS. Cũng giống như Presler, nó có 2 đế tách bạch, có điều mỗi đế này có 2 lõi chứ không phải 1.


Về hiệu năng, không phải lúc nào 4 nhân cũng mạnh hơn 2 nhân. Cái này là phải dựa vào ứng dụng mà bạn chạy, ứng dụng đó có sp đa nhân tốt hay chỉ đơn thuần sp đơn nhân. Nếu các ứng dụng không đòi hỏi tài nguyên từ CPU thì sẽ có 1 Core làm việc ( idle ), còn đối với các ứng dụng đòi hỏi tài nguyên CPU thì lúc này CPU sẽ vận dụng tối đa sự hoạt động của các Core ( fulload )

Chẳng hạn, nhu cầu của bạn là render, encoder...chơi các game GTA IV, Stalker, LastRemnant, TheSim... thì khi đó một con CPU đa nhân với xung cao và RAM nhiều sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Còn với các tác vụ ko sp đa nhân, và yêu cầu xung xử lý càng cao càng tốt. Đa phần các game hiện nay chưa thiên về đa nhân cho lắm, vì thế một con CPU 2 nhân với hiệu năng cao, cache bự, clock cao sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Mình lấy ví dụ về một cái bánh do lão Vương, Maihoangsp có giải thích bổ sung thêm trong 1 bài viết trước đây khá lâu của mình cho các bạn hiểu :

Core Duo là gì ?


Core Duo, ( tên mã Yonah) là tên gọi chung của các con CPU Dual-Core mà Intel dành cho thị trường di động, thực tế nó là con CPU Pentium M với hai Core xử lý trên tiến trình 65nm mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét