Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Microsoft sẽ tắt Windows Defender theo mặc định

Filled under:

Microsoft sẽ tắt Windows Defender theo mặc định
Đại diện của Microsoft vào thứ Tư vừa rồi cho biết, hãng này sẽ không khởi động Windows Defender trên những máy tính không được bảo vệ, trái ngược với những phát biểu hồi đầu tuần này của lãnh đạo công ty.

Theo đại diện của hãng, Holly Stewart, một nhà quản lý phần mềm lâu năm của Trung tâm phòng chống mã độc của Microsoft, đã có sự nhầm lẫn khi nói rằng Microsoft sẽ khởi động Windows Defender nếu như phần mềm bảo mật trên máy tính của người dùng mất hiệu lực.



"Trong một bài phỏng vấn bàn về bản báo cáo Security Intelligence Report của Microsoft, giám đốc Stewart đã nhầm lẫn khi trả lời một câu hỏi, điều này đã dẫn tới những thông tin không chính xác trong một vài bài báo" – một người đại diện của Microsoft cho biết.

Tuy nhiên, Windows Defender vẫn sẽ được khởi động, một cách tự động, nếu như không có một phần mềm bảo mật nào khác hoạt động trong lần khởi động đầu tiên của máy tính, đại diện của Microsoft cho biết. Nếu có một phần mềm bảo mật của bên thứ ba đã được cài, Windows Defender sẽ tự động tắt để không gây ảnh hưởng tới phần mềm đó. Hai tính năng khác, Smart Screen và App Rep, cũng sẽ được giới thiệu để giúp xác định xem một tệp hay ứng dụng có thể được coi là virus hay không, dựa vào hệ thống của Microsoft.

Như đã đề ra vài tháng trước đây, mục tiêu của Microsoft là chuyển càng nhiều khách hàng cũ khỏi hệ điều hành Windows XP sang một hệ điều hành mới hiện đại và bảo mật hơn – Windows 8 – càng tốt. Ý tưởng là giảm thiểu rủi ro an ninh cho cộng đồng máy tính nói chung bằng cách loại bỏ hoàn toàn những lỗ hổng bảo mật của Windows XP. Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ Windows XP vào tháng 4/2014, khiến cho những lỗ hổng này sẽ không thể gây ảnh hưởng đến các máy tính chạy hệ điều hành khác.



Đường màu xanh thể hiện số lượng mã độc xuất hiện sau khi Microsoft ngừng hỗ trợ Windows XP SP2.

Nếu như mục tiêu là hạn chế tối đa các nguy cơ bảo mật, thì hoàn toàn có thể hiểu được khi Microsoft muốn đóng hoàn toàn bất kì lỗ hổng nào còn tồn tại nhờ một hệ điều hành không an toàn. Trong nhiều trường hợp, theo lãnh đạo của Microsoft, khách hàng dùng thử một phần mềm bảo mật mà không nắm được thời hạn dùng thử là bao lâu, khiến cho máy tính của họ trở nên mất an toàn. Ví dụ như trường hợp của phần mềm Zone Alarm, nó đơn giản là ngừng hoạt động sau khi người dùng nâng cấp lên phiên bản Windows 8.1.

Tuy nhiên, theo giám đốc Stewart, ưu tiên hàng đầu của Microsoft là giữ được mối quan hệ của người dùng với bên cung cấp phần mềm bảo mật thứ ba. "Chúng tôi phải biết hợp tác với các công ty khác trong ngành", bà nói.

"Khi một máy tính của khách hàng chuyển sang trạng thái "mất an toàn", chúng tôi muốn các phần mềm diệt virus được khởi động ngay lập tức"– Stewart nói – "Nếu như hạn sử dụng của những phần mềm đó đã hết, điều đầu tiên mà Microsoft yêu cầu khách hàng là nâng cấp chúng".



Mức độ phải đối mặt và mức độ bị nhiễm mã độc của các hệ điều hành Windows khác nhau.

Các chức năng bảo vệ chạy trên Windows 8 và 8.1 sẽ được giám sát bởi trung tâm Action Center. Nó sẽ thông báo cho người dùng nếu như phần mềm diệt virus của họ hết hạn sử dụng, hay không có một phần mềm bảo mật nào được cài trong máy. Thay vì tự động chạy Windows Defender, Microsoft đơn giản là sẽ đưa ra lời nhắc rằng phần mềm bảo mật của bên thứ ba không hoạt động hoặc đã hết hạn, và sẽ đề xuất khởi động Windows Defender để thay thế. Mục tiêu của Microsoft là không gây khó chịu cho khách hàng, Stewart nói, nhưng vẫn nhắc nhở được cho họ rằng máy tính của họ đang không được bảo vệ, và đưa máy tính họ trở về trạng thái an toàn với sự làm phiền tối thiểu.

Micorsoft cũng cung cấp một kho dữ liệu mới như là một sự điều chỉnh bổ sung cho việc người dùng chuyển khỏi Windows XP. Kho dữ liệu này, được cóp nhặt được từ hơn 1 tỷ máy tính, đã được gửi tới hơn 400 triệu tài khoản Outlook.com và hàng tỷ trang web khác.

Dữ liệu này cho thấy Windows XP chiếm 22% lượng người dùng trên thế giới. Ở một số khu vực, như Châu Phi, con số này có thể lên tới 32%, theo StatCounter. Với một hệ điều hành có tuổi thọ hơn một thập kỷ, tất cả những tính năng từng là điểm mạnh của nó, như Data Execution Prevention, đều đã bị các hacker vượt qua.

Giám đốc Stewart nói rằng số lượng các mã độc mà một chiếc máy tính chạy Windows XP hay Windows 7 hay Windows 8 phải đối mặt là tương tự nhau, biểu hiện thói quen của người dùng Internet nói chung. Nhưng số lượng những chiếc máy tính chạy Windows XP mà Microsoft xác nhận rằng đã bị nhiễm virus là cao hơn rất nhiều so với số máy tính sử dụng những hệ điều hành khác mà Microsoft đã phát triển.

Theo PCWorld

0 nhận xét:

Đăng nhận xét