Bạn có cảm thấy lạ lùng không, khi xuyên suốt sự kiện của Microsoft vào đêm qua, gã khổng lồ xứ Redmond đã rất nhiều lần không ngần ngại triệu hồi các sản phẩm Apple. Lần lượt các màn ra mắt của 2 thiết bị là Surface Pro 4 hay Surface Book đã xuất hiện những cái tên như MacBook Pro hay MacBook Air - những chiếc máy tính tối thượng của nhà Táo.
Rõ ràng, Microsoft trong đêm qua đã hành động như một gã khổng lồ tỉnh giấc sau ngần ấy năm ngủ quên trên chiến thắng. Họ đã không rón rén, nhẹ nhàng như màn ra mắt Surface Pro 3 trong năm ngoái, thay vào đó, đã tuyên bố: "Surface Pro 4 nhanh gấp rưỡi so với MacBook Air..."và sau đó là "...Surface Book nhanh gấp 2 lần MacBook Pro hiện hành".
Năm tháng sau khi sự kiện Microsoft Build 2015 kết thúc, gã khổng lồ xứ Redmond đã cho thấy một bộ mặt khác: hào hứng, mạnh mẽ và bất ngờ. Minh chứng là rất nhiều sản phẩm phần cứng đã được ra mắt, chứ không chỉ tập trung cho hệ sinh thái Windows 10, từng được CEO Satya Nadell khẳng định trước đó. Vậy điều gì lại khiến Microsoft thay đổi nhanh và bất thường như vậy?
Chiếc laptop Surface Book thế hệ mới
Thuốc thử mạnh nhất của Microsoft là Apple !
Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tạm bàn về 2 sản phẩm là Surface Pro 4 và Surface Book mới nhất.
Nếu nói rằng, ở thời điểm hiện tại, Microsoft là đối thủ của Apple tại thị trường laptop là không hoàn toàn chính xác. Bởi đây là lần đầu tiên, Microsoft tung ra một chiếc máy tính do chính các kỹ sự tại công ty này phát triển và thiết kế - Surface Book. Ngoài ra, sẽ là khập khiễng nếu đem Surface Book so với các máy tính của Apple, khi cứ 100 chiếc được bán ra trên toàn cầu, có tới 8 chiếc là của Táo Khuyết.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt tiềm năng, rõ ràng, Surface Book đang sở hữu những yếu tố khiến Apple phải thực sự cân nhắc.
Thứ nhất, một đối thủ như Apple sẽ là xứng tầm với Microsoft. Ngoài việc 2 ông lớn này làm hòa trong sự kiện ra mắt iPad Pro cách đây không lâu, Microsoft luôn được xem là kì phùng địch thủ với nhà Táo. Nói tới mối quan hệ giữa Apple và Microsoft, chúng ta có thể nghĩ ngay tới Coke và Pepsi, Edison và Tesla, Jobs và Gates, khôi hài hơn là cha mẹ chúng ta và công nghệ.
Thứ hai, đó là sự tồn tại của MacBook, đặc biệt là MacBook Air. Bởi theo hầu hết các doanh nghiệp quốc tế, MacBook Air là chiếc laptop gọn nhẹ, hiệu quả nhất từ trước tới nay, và nếu cần chuyển đổi, MacBook vẫn có thể chạy được Windows 10. Do đó, đây sẽ là khó khăn lớn nhất với gã khổng lồ xứ Redmond nếu họ muốn thuyết phụ các OEM rằng sản phẩm của mình là tốt nhất.
Thứ ba, đây lại là vấn đề về tiền bạc. Trong khi doanh số các máy Mac được bán ra chỉ là một phần ít ỏi so với doanh số máy tính trên toàn cầu, thì lợi nhuận của dòng sản phẩm này lại chiến tới gần một nửa thị trường trong năm ngoái. Vì vậy, nếu muốn tìm ra một chiếc laptop cân xứng với máy tính Mac hiện nay, đó chỉ có thể là chiếc Surface Book cao cấp.
Surface Pro 4 được kì vọng sẽ cạnh tranh cùng iPad Pro và Pixel C
Vậy câu hỏi đặt ra, bên cạnh những thông số, cấu hình khủng hay những tính năng độc đáo đã được Microsoft công bố, gã khổng lồ xứ Redmond đang sở hữu những gì trong tay?
Đối thủ của đối thủ là bạn !
Thứ nhất đó là chiến lược phát triển phần cứng. Qua những công bố của Microsoft về 2 sản phẩm là Surface Pro 4 và Surface Book, Apple chính là đối thủ mà công ty này đang hướng tới. Tuy nhiên, chúng ta đã nhận ra một điều rằng, trong kế hoạch định hướng Microsoft của CEO Satya Nadella, công ty có trụ sở tại Redmond đã không hoàn toàn bỏ đi mảng thiết bị và phần cứng.
Thứ hai, đó là phương thức tiếp cận thị trường. Trên thực tế, Microsoft đang áp dụng hoàn hảo cách mà Apple tiếp cận thị trường máy tính hiện nay, ít nhưng chất, với chiếc laptop Surface Book là một ví dụ. Và những tín hiệu ban đầu cho thấy, Microsoft đã phần nào thành công, bởi ngay cả các iFan trên thế giới cũng phải thốt lên rằng, chiếc Surface Book thật đáng ngưỡng mộ.
Thứ ba, đó là gắn liền Windows 10 với các thiết bị như Surface Book. Cụ thể, CEO Satya Nadella đã khẳng định: "Chúng tôi muốn người dùng yêu thương hệ sinh thái Windows, thay vì bị các nhân viên IT tại công ty ép buộc. Với các sản phẩm phần cứng mới, chắc chắn rằng, người dùng sẽ có thêm động lực, đam mê để sử dụng Windows cũng như toàn bộ hệ sinh thái chúng tôi."
CEO Satya Nadella đang đưa ra những chiến lược mới cho mảng phần cứng của Microsoft
Cuối cùng, cũng là phương pháp thông minh, nhưng nguy hiểm nhất. Đó là mượn gió bẻ măng, mượn Dell và HP để bán ra máy tính bảng Surface. Được biết, trước khi sự kiện đêm qua diễn ra, Microsoft đã vừa công bố quan hệ đối tác với Dell và HP vào đầu tháng 9.
Trong đó, Dell và HP sẽ chịu trách nhiệm bán ra máy tính bảng Surface Pro và phụ kiện cho Surface thông qua hệ thống kinh doanh của chính các công ty này. Mà đối tượng khách hàng chính về các mẫu Surface do HP và Dell đảm nhiệm sẽ là các tổ chức/doanh nghiệp thay vì người dùng cá nhân.
Tất nhiên, không chỉ sở hữu mức giá hợp lý hơn, mà những chiếc Surface này cũng được nâng thời hạn bảo hành phần cứng lên 4 năm, bảo hành rủi ro do bị va đập, và các dịch vụ gia tăng.Nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng bạn biết không, giờ đây Dell bỗng nhiên trở thành nhà bán hàng của Microsoft, trong khi cũng chính công ty đang tự kinh doanh những chiếc máy tính 2-trong-1 mang thương hiệu Dell.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các đối tác thân thiết của Microsoft thấy rằng, công ty có trụ sở tại Redmond đã không còn là bạn của họ, doanh số Surface ảnh hưởng tới Dell hoặc HP? Rõ ràng, nhìn từ bề nổi câu chuyện, việc Microsoft sử dụng Dell và HP làm quân cờ trong trận đấu với Apple là phương án vô cùng mạo hiểm.
Tất nhiên, chuyện hay sẽ vẫn còn đó, chúng ta sẽ chờ xem những động thái tiếp theo của CEO Satya Nadella để trả lời câu hỏi, Microsoft sẽ làm gì để cạnh tranh trong cuộc đua
0 nhận xét:
Đăng nhận xét