Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bẻ khóa phần mềm: Nguy hiểm khôn lường

Filled under:

Để hưởng ứng và kêu gọi người dùng Việt Nam cùng chống lại nạn vi phạm bản quyền phần mềm, chúng tôi cùng với một số nhà cung cấp phần mềm nổi tiếng như Kaspersky, Internet Download Manager sẽ sớm tổ chức những sự kiện tặng bản quyền các phần mềm này cho người dùng.
-Người dùng Việt Nam thường lấy lí do kinh tế để không phải tốn chi phí cho bản quyền phần mềm, trong khi hầu như gia đình nào cũng đều có ít nhất một chiếc máy tính được cài đặt Windows và hàng loạt phần mềm có phí khác. Đó là một thực tế không chối cãi vào đâu được, tuy nhiên, sử dụng phần mềm bẻ khóa sẽ khiến người dùng phải đối mặt với những mối nguy hiểm khôn lường.
Bẻ khóa phần mềm: Nguy hiểm khôn lường, Công nghệ thông tin, be khoa phan mem, vi pham ban quyen, phan mem lau, tan cong mang, be khoa, crack, idm, kav, tin tac, hacker, kinh nghiem, cong nghe, cong nghe thong tin, tin tuc, bao, vn
Cài đặt phần mềm lậu sẽ bị phạt tiền và có thể phải vào tù, tùy mức độ vi phạm
Hầu hết người dùng đều vi phạm bản quyền phần mềm
Mặc dù những số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm dần, nhưng con số đó vẫn còn quá lớn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), năm 2011 nước ta đã giảm 2% tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm so với năm 2010, tức giảm từ 83% xuống còn 81%, trong khi các năm 2007, 2008, 2009 đứng yên ở mức 85%. Còn năm 2012 vẫn chưa có số liệu cụ thể.
Nhưng thực tế, có thể con số đó còn lớn hơn, bởi vì một lí do đơn giản là ngoài những sản phẩm công nghệ nổi tiếng như Microsoft Windows, Office, Adobe Photoshop, Internet Download Manager, Kaspersky,… thì người dùng còn bẻ khóa không biết bao nhiêu phần mềm lặt vặt khác trong quá trình “vọc” máy tính. Còn đối với những doanh nghiệp dám mạnh miệng cam kết 100% bản quyền thì có chắc ngoài Windows, Office, các máy tính của công ty không hề được cài đặt một phần mềm lậu nào cả?
Đó là chưa nói đến ở Việt Nam có mấy doanh nghiệp đủ khả năng chi trả tiền bản quyền phần mềm cho tất cả các máy tính trong công ty? Tệ hơn, khi mà nền kinh tế nước ta đang có chiều hướng đi xuống trong những năm gần đây, doanh nghiệp trụ đã khó thì việc mua bản quyền phần mềm sẽ càng trở nên xa xỉ.
Nói thế không có nghĩa là các doanh nghiệp và người dùng Việt Nam cứ ung dung vi phạm bản quyền phần mềm. Dù chỉ là một sản phẩm số hóa, không như các thiết bị công nghệ ngoài đời thật, nhưng để có một phần mềm hoàn chỉnh, các hãng công nghệ và lập trình viên đã phải tốn biết bao tiền của, công sức, đặc biệt là thời gian và chất xám. Vì vậy, đã đến lúc mỗi người dùng cần dừng lại để suy nghĩ đến việc vi phạm bản quyền trên chiếc máy tính của mình. Có chăng chúng ta đang đánh cắp thành quả của cả một tập thể mà họ đã phải miệt mài làm việc mới có được? Chính xác là vậy! Việc sử dụng phần mềm lậu chẳng khác nào hành động trộm cắp đáng lên án.
Bẻ khóa phần mềm là tiếp tay cho tin tặc
Chưa kể, thời gian gần đây ghi nhận nhiều cuộc tấn công mạng vào các hệ thống được xem là rất an toàn, như trang Developer của Apple, trang Support của Viber. Còn tại Việt Nam, đáng chú ý là những cuộc tấn công từ chối dịch vụ - DDoS vào các tên miền www.tuoitre.vn, www.vietnamnet.vn,www.dantri.com.vn,... Nói tới những cuộc DDoS này, các hacker khó có thể thực hiện thành công nếu không lợi dụng hàng triệu máy tính bị nhiễm độc trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa hacker sẽ ngồi từ xa gửi một lệnh tổng tấn công đến tất cả các máy tính mà họ điều khiển được, từ đó hàng triệu lượt truy cập cùng lúc sẽ đánh sập bất kỳ một trang web nào mà họ muốn.
Ngoài việc vô tình hay kém hiểu biết mà người dùng đã nhấn vào những đường dẫn chứa virus, cắm USB chứa virus lây truyền, thì bẻ khóa phần mềm cũng là một mấu chốt cho vấn đề này. Theo đó, những bản bẻ khóa phần mềm được cộng đồng mạng gọi là Crack, Patch thường ẩn chứa rất nhiều mối nguy bên trong. Sẽ chẳng có mấy ai rảnh rỗi dành thời gian phân tích, rồi viết nên bản bẻ khóa phần mềm và cung cấp miễn phí trên mạng đều đều như vậy. Tất cả đều có mục đích!
Bẻ khóa phần mềm: Nguy hiểm khôn lường, Công nghệ thông tin, be khoa phan mem, vi pham ban quyen, phan mem lau, tan cong mang, be khoa, crack, idm, kav, tin tac, hacker, kinh nghiem, cong nghe, cong nghe thong tin, tin tuc, bao, vn
Các bản bẻ khóa của phần mềm luôn ẩn chứa nhiều mối nguy khôn lường
Cũng đừng hỏi tại sao trình diệt virus luôn thông báo những tập tin bẻ khóa có chứa virus. Cộng đồng mạng thường rỉ tai nhau là “Chẳng sao đâu, trình diệt virus thường báo như vậy thôi!”. Song có bao nhiêu người nói lên điều đó mà hiểu rõ lời nói của mình là đúng sự thật? Chẳng qua là tâm lý “Sẽ không bao giờ chi tiền “ngu” cho phần mềm này. Trước mắt có bản bẻ khóa mà không lẽ phải mua bản quyền, trong khi chỉ cần tải về chạy là xong”. Lúc đó suy nghĩ về việc có bị dính virus hay không đã bị che lấp.
Những mối nguy khôn lường
Sử dụng phần mềm bẻ khóa, trước hết là người dùng đã gây thiệt hại cho người tạo ra nó, sau là có thể khiến máy tính bị lây nhiễm virus, mã độc. Nếu dính phải mã độc này, máy tính của nạn nhân sẽ trở thành công cụ đắc lực cho hacker trong nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, mọi chuyện sẽ trở nên rất trầm trọng nếu máy tính của người dùng có chứa những thông tin nhạy cảm mà bị rơi vào tay tin tặc, như tài khoản ngân hàng, mật mã truy cập các dịch vụ mạng,...
Ngoài ra, phần mềm lậu hay bẻ khóa chẳng bao giờ là tốt nhất cho máy tính. Người dùng sẽ không thể cập nhật phiên bản mới một cách quang minh chính đại, thay vào đó cứ phải cập nhật “chui” khá vất vả.
Chẳng hạn, nếu bẻ khóa phần mềm Internet Download Manager thì sau một thời gian sử dụng, người dùng rất dễ nhận phải những thông báo khó chịu mỗi khi tải dữ liệu, thậm chí là không thể tải được dù chỉ muốn tải bằng cách thông thường. Còn với trình diệt virus như Kapersky, phần mềm này cần được cập nhật cơ sở dữ liệu mới mỗi giờ, mỗi phút để giúp máy tính nhanh chóng phát hiện những mã độc vừa xuất hiện, nhưng xài lậu thì làm sao người dùng có thể sử dụng tính năng trên một cách hiệu quả nhất.
Trong tất cả các trường hợp, mua bản quyền phần mềm, người dùng sẽ được hãng sản xuất hỗ trợ mỗi khi cần, giúp cho công việc thông suốt và mọi vướng mắc nhanh chóng được giải quyết gọn – lẹ.
Để hưởng ứng và kêu gọi người dùng Việt Nam cùng chống lại nạn vi phạm bản quyền phần mềm, chúng tôi cùng với một số nhà cung cấp phần mềm thông dụng sẽ sớm tổ chức những sự kiện tặng bản quyền phần mềm cho đọc giả.
Bạn đọc quan tâm, có thể truy cập vào chuyên mục Công Nghệ Thông Tin vào sáng thứ 2 hàng tuần để biết thông tin chi tiết và cách thức đăng ký nhận quà tặng.
- Ngày 29/07: 200 Key bản quyền phần mềm Internet Download Manager mọi phiên bản.
- Sau đó sẽ là quà tặng bản quyền phần mềm Kaspersky Antivirus Security 2013, tài khoản VIP trên dịch vụ Fshare.vn,...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét