10 nơi ô nhiễm nhất hành tinh mà bạn chưa từng biết tới
Ô nhiễm công nghiệp đang tác động nặng nề đến đời sống con người. Ô nhiễm loại này thường xảy ra ở các thành phố nghèo, các nhà máy công nghiệp, nhà máy điện và cơ sở hóa chất. Ô nhiễm công nghiệp tạo ra mối nguy cơ sức khỏe cho hơn 200 triệu người trên thế giới, thông qua các loại bệnh như ung thư, hô hấp và các bệnh khác.
Cuộc sống ở các khu vực ô nhiễm này khá ngắn ngủi và khắc khổ. Tuy vậy, một tín hiệu lạc quan là chi phí làm sạch ô nhiễm công nghiệp cũ thường rẻ hơn nhiều và dễ đối phó hơn các vấn đề phổ biến của biến đổi khí hậu.
Agbobogbloshie , Ghana
Đây là khu vực bãi chứa rác thải điện thoại di động và máy tính xách tay khổng lồ ở Agbobogbloshie bên ngoài Accra , thủ đô của Ghana. Người dân thường đốt cháy các cáp bọc để lấy đồng và vàng, những nguyên liệu có giá trị được sử dụng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Những dây cáp chứa các kim loại nặng như chì, khi bị đốt cháy sẽ hòa lẫn vào khói rồi ngấm vào đất khi rơi xuống. Các mẫu thử nghiệm lấy xung quanh khu vực Agbogbloshie có mức độ chì lên đến 18.125 phần triệu, cao gấp 45 lần so với tiêu chuẩn của Mỹ. Có đến 250.000 người Ghana có nguy cơ trở thành nạn nhân của ô nhiễm.
Sông Citarum , Indonesia
Sống Citarum là huyết mạch chính của thủ đô Jakarta, thành phố gần 10 triệu dân ở Indonesia. Sông này bị ô nhiễm bởi một loạt các chất thải độc đến từ hai nguồn công nghiệp trong và ngoài nước. Hàm lượng chì đo được ở sông cao gấp 1.000 lần tiêu chuẩn EPA, chưa kể đến các nồng độ cao không kém của các kim loại độc khác như nhôm, magiê và sắt. Hiện chính phủ Indonesia đang bắt đầu công việc làm sạch sông Citarum, một phần nhờ vào khoản vay trị giá 500 triệu USD từ Ngân hàng phát triển châu Á.
Chernobyl, Ukraine
Là nơi từng hứng chịu thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, với lượng phóng xạ phát tán cao gấp 100 lần so với quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Khu vực xung quanh nhà máy khoảng 40km sau hơn 20 năm xảy ra thảm họa vẫn không có người ở. Các quan chức tin rằng đã có khoảng 4.000 trường hợp ung thư tuyến giáp xung quanh khu vực này. Đến nay, các nhà khoa học vẫn phát hiện ra hơn mười loại hạt nhân phóng xạ trên bề mặt mặt đất xung quanh nhà máy. Thảm họa Chernobyl là một lời nhắc nhở đối với những mối nguy hiểm lâu đến từ các nhà máy hạt nhân.
Dzerzhinsk , Nga
Đây là quê hương sản xuất hóa chất, bao gồm cả vũ khí hóa học của Liên Xô cũ. Ước tính có khoảng 300.000 tấn chất thải hóa học đã được xử lý không đúng cách trong và xung quanh thành phố giữa những năm 1930 – 1998. Mẫu nước được lấy trong thành phố năm 2007 cho thấy mức độ dioxin và phenol vẫn cao hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép – điều đã khiến Sách kỷ lúc Guinness đã ghi Dzerzhinsk là thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm đó. Nồng độ phenol cao đã khiến cho bệnh ung thư mắt, phổi và thận trở nên phổ biến ở đây. Một cuộc khảo sát năm 2006 cho thấy tuổi thọ trung bình của thành phố 245.000 dân là 47 tuổi với nữ và 42 tuổi với nam.
Hazaribagh , Bangladesh
Có đến 95% các nhà máy thuộc da ở Bangladesh là thuộc khu vực Hazaribagh, một khu phố thuộc thủ đô Dhaka. Hầu hết các nhà máy này sử dụng phương pháp chế biến lạc hậu và đổ khoảng 22.000 lít chất thải độc hại mỗi ngày vào con sông chính của Dhaka. Người dân ở khu vực này phải đối mặt với tỷ lệ mắc bệnh ung thư da và đường hô hấp rất cao, cũng như bệnh bỏng axit, phát ban, chóng mặt và buồn nôn.
Kabwe, Zambia
Nồng độ chì trong máu của người dân Kabwe đo được cao hơn 60% so với mức có khả năng gây tử vong. Đó chính là kết quả của sự ô nhiễm kéo dài nhiều thập kỷ do khai thác chì không an toàn trong khu vực. Việc khai thác, chế biến và luyện chì bừa bãi trong suốt thế kỷ 20 đã dẫn đến một số lượng khổng lồ các kim loại độc hại ngấm vào các khu vực xung quanh Kabwe. Mặc dù mỏ chính đã bị đóng cửa, việc khai thác tận thu vẫn diễn ra, làm tình hình ô nhiễm ngày càng xấu đi. Hiện nay, tình hình đã phần nào được cải thiện do chính phủ đã đầu tư khoảng 26 triệu USD để khắc phục môi trường từ năm 2003 đến năm 2011.
Kalimantan, Indonesia
Trung và Nam Kalimantan đã bị đầu độc bởi nạn khai thác vàng quy mô nhỏ diễn ra trong nhiều năm. Các thợ mỏ sử dụng thủy ngân trong quá trình luyện thô sơ, phát tán khoảng 1.000 tấn hóa chất độc hại vào không khí mỗi năm. Tệ hơn nữa, nhiều người thợ mỏ thậm chí còn ngửi thấy mùi thủy ngân trong nhà. Kim loại cũng đã xâm nhập nguồn nước của khu vực. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy nồng độ thủy ngân trong các sông ở miền Trung Kalimantan Kahayan nhiều gấp hai lần tiêu chuẩn đề nghị của Indonesia. Chính phủ Indonesia đang nỗ lực để hạn chế việc thải thủy ngân nhân tạo ra nguồn nước làm việc với các thợ mỏ để xây dựng quá trình luyện vàng trở nên an toàn hơn.
Sông Matanza - Riachuelo , Argentina
Ước tính có khoảng 15.000 nhà máy công nghiệp chủ động xả nước thải vào lưu vực sông Matanza - Riachuelo, chạy qua thủ đô Buenos Aires. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy đất ở hai bên bờ sông chứa hàm lượng kẽm, chì, đồng, niken và crom đều cao hơn so với tiêu chuẩn được Argentina đề nghị. Khoảng 12.000 người cư trú gần lưu vực sông đang sống trong lãnh thổ không thích hợp cho người ở, dẫn đến lượng người có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp và ung thư khá cao. Khu vực này cũng có ít nguồn nước uống, khiến cho họ bị phụ thuộc vào dòng sông bị ô nhiễm.
Sông Delta Niger, Nigeria
Khu vực đồng bằng sông Delta Niger chính là nơi mà ngành công nghiệp dầu khí Nigeria phát triển. Có khoảng 2 triệu thùng dầu được chiết xuất từ khu vực này mỗi ngày, và nó cũng đã trở thành khu vực ô nhiễm chủ yếu từ chất hydrocacbon. Từ năm 1976 đến năm 2001, có gần 7.000 vụ việc liên quan đến sự cố tràn dầu. Hầu hết lượng dầu tràn không bao giờ được phục hồi. Ước tính có khoảng 240.000 thùng dầu tràn vào vùng đồng bằng sông Niger, thường là do sự cố kỹ thuật hoặc bọn cướp biển dầu. Các sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nước, không khí và đất có chất gây ung thư như polycyclic aromatic hydrocarbons .
Norilsk , Nga
Một thành phố công nghiệp ở miền bắc nước Nga được thành lập từ năm 1935. Norilsk chứa kim loại nặng có quy trình luyện kim phức tạp lớn nhất thế giới kể từ đầu những năm 2000. Gần 500 tấn cacbon và oxit niken, cùng với 2 triệu tấn sulfur dioxide được phát tán vào không khí hàng năm. Đó là lý do tại sao tuổi thọ của công nhân nhà máy trong Norilsk ít hơn 10 năm so với mức trung bình của Nga.
Theo Infonet
Giới thiệu về IT VIỆT 365
Là blog cập nhập tin tức công nghệ giải trí nhanh chóng nhất nơi chia sẻ kiến thức về công nghệ hàng đầu chia sẻ cập nhập miễn phí chúng tôi không chịu trách nhiệm thông tin đăng tải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét