Lukhachdem Blog - Những điều nên và không nên làm khi chia tay. Người ta thường phải nhầm vài lần trước khi tìm ra được "một nửa" thật sự của mình. Thế nên, yêu cũng cần phải học cách chia tay.
Chia tay một cuộc tình là điều vô cùng khó khăn, cả người nói lời chia tay lẫn người phải nhận lời nói đó.
Làm thế nào để khi chia tay, người ấy và ta vẫn có thể là bạn mà không phải là kẻ thù của nhau? Làm thế nào để đối phương bớt tổn thương khi tình tan vỡ?
Chia tay với nhiều người là cú sốc tinh thần quá lớn (Ảnh minh họa) |
Những điều nên làm khi bạn muốn chia tay
Trước tiên bạn nên ngồi lại xem xét lại những gì hai người đã và đang có khi yêu nhau. Hãy liệt kê ra những khúc mắc giữa hai người và xem xem khúc mắc này có đáng để hai người chia tay không? Lý do chia tay ở đây là gì?
Câu hỏi thứ hai mà bên nên tự hỏi lòng mình là liệu khi chia tay rồi bạn có thể tìm một người nào khác tốt hơn, phù hợp anh ấy/cô ấy không? Bạn có thực sự muốn kết thúc mối tình này không?
Khi bạn đã quyết định được cảm xúc của mình thì đây là lúc bạn phải trải qua một công việc rất khó khăn: nói cho người ấy biết bạn đang cảm thấy như thế nào khi mọi thứ giữa hai người đang trở nên xấu đi.
- Tạo khoảng cách trước khi muốn nói lời chia tay
Khi cảm thấy mối quan hệ của hai bạn trở nên xấu đi và bạn không thể tiếp tục chuyện tình cảm được nữa, hãy chủ động giãn người ấy ra một chút. Hạn chế hẹn hò, trò chuyện thân mật, dần dần đối phương sẽ nhận ra sự thay đổi của bạn và việc nói lời chia tay sẽ giảm bớt sự khó chấp nhận của họ.
- Gặp trực tiếp
Gặp gỡ trực tiếp sẽ khiến hai bạn giải quyết được nhiều vấn đề và khúc mắc (nếu có). Nhớ nói chuyện thẳng thắn và mềm mỏng để người kia đỡ sốc.
- Lựa chọn địa điểm hợp lý
Đừng chọn không gian quá riêng tư như ở nhà hay nơi đông người ở quán ăn/nhà hàng nào đó. Chọn địa điểm trung gian không gợi quá nhiều ký ức buồn cho người kia, nhưng cũng đừng là nơi hẻo lánh để đề phòng những chuyện bất trắc xảy ra mà bạn không được an toàn.
- Nói rõ lý do chia tay
Lý do chia tay nên được thẳng thắn nói ra dù có là gì đi nữa. Câu nói “Chúng ta không hợp nhau, chia tay nhé!” có lẽ là lời chia tay vô dụng nhất trên đời, khiến đối phương ức chế muốn hỏi cho bằng được vì không biết rõ ngọn ngành lý do và không thỏa mãn.
Chọn cách chia tay hợp lý để đối phương bớt tổn thương (Ảnh minh họa) |
Những điều không nên làm khi chia tay
- Chia tay quá đột ngột
Điều này khiến cho đối phương bị sốc, không chấp nhận và dễ nảy sinh tâm lý phải trả thù. Hãy nói rằng hai bạn cần một khoảng thời gian đủ để xem xét lại chuyện tình cảm này, đưa ra lý do vì sao bạn muốn như vậy để người kia tiếp nhận thông tin một cách dễ chịu nhất.
- Xúc phạm đối phương
Chia tay không có nghĩa là chấm hết tất cả. Nếu bạn xúc phạm và tỏ ra khinh thường đối phương, sẽ chẳng khác nào một hành động thách thức “Tôi đố anh/cô làm gì được tôi đấy!”.
- Chia tay gián tiếp (qua tin nhắn, điện thoại, email)
Gặp gỡ trực tiếp có thể khiến bạn khó xử nếu người ấy quá cục cằn hoặc quá mít ướt. Tuy nhiên, chia tay gián tiếp qua tin nhắn, điện thoại hay email thì chỉ làm tăng thêm cảm giác đau khổ và cố chấp, hận thù trong họ. Sau khi gặp trực tiếp, nếu cảm thấy vẫn chưa ổn lắm bạn có thể nhắn tin hoặc viết một email ngắn an ủi.
- Giới thiệu ngay người mới trong ngày chia tay
Việc làm này chẳng khác nào xát muối vào vết thương lòng của đối phương.
- Phủ nhận tình yêu của hai người
Dù người đó có cố gắng đeo bám bạn tới đâu để níu kéo, thì cũng đừng vì một phút tức giận mà nói ra những lời không suy nghĩ.
Những điều nên và không nên làm khi chia tay / Lukhachdem Blog
Theo Tiin Jeff/Đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét