Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Vũ khí laser của Hải quân Mỹ không thần thánh như mọi người vẫn tưởng

Filled under:



Khi Hải quân Mỹ đã thử nghiệm một loại vũ khí mới sử dụng tia laser vào cuối năm ngoái, họ đã thành công khi bắn hạ cả hai mục tiêu trên không và trên biển từ với khoảng cách một dặm. Sự phát triển của công nghệ vũ khí mới này được chào đón với sự hoan nghênh của những nhà quân sự Mỹ.







Hệ thống Vũ khí Laser hứa hẹn có thể thay thế hoàn toàn các đầu đạn thông thường vốn tốn kém. Vũ khí laze chỉ yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng chi phí vận hành có thể rẻ ngoài mức tưởng tượng- ít nhất 1 USD cho một cú bắn. Nhưng thực tế có thể có thể rất khác. Theo một phân tích mới đáng ngạc nhiên từ nhà khoa học tia laser Subrata Ghoshroy, các bài kiểm tra và các loại vũ khí laser của Hải quân Mỹ chỉ là một sự "quảng cáo" quá tay.







Như Ghoshroy lập luận, các bài kiểm tra trên tàu USS Ponce thường được thực hiện ở một khoảng cách ngắn và sử dụngnăng lượng thấp, và nhằm vào các mục tiêu đặc biệt dễ bị tổn thương. Các thử nghiệm được công khai tài liệu của Hải quân đã chỉ ra điều đó, khi sức mạnh của tia laser được bắn tương đối thấp, chỉ trong phạm vi từ 10 đến 20 kilowatt. Như Ghoshroy đã viết trong bài viết của ông, "Mục tiêu cuối cùng cho một laser cấp độ vũ khí chiến thuật là phải một vụ nổ với công suất khoảng 100 KW".







Tuy nhiên có rất nhiều tiềm năng vũ khí laser. Một tia laser đủ mạnh có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo. Năm 2007, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công một hệ thống laser đặt bên trong của một chiếc Boeing 747 và đã bắn hạ thành công một mô hình của tên lửa đạn đạo chiến thuật. Laser bộ binh có thể làm cho các đầu đạn tên lửa hoặc thậm chí một số loại vũ khí chống máy bay trở nên lỗi thời.





Mô phỏng vũ khí Laser được thử nghiệm trên Boeing 747 - những thảm kịch như vụ MH 17 có thế không bao giờ xảy ra nếu vũ khí Laser được ứng dụng thành công



Trong thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã huy động các chính phủ để phát triển một loại lá chắn của laser trong không gian để có thể khống chế các loại tên lửa đạn đạo chiến lược - một mục tiêu mà đã trở thành một chướng ngại chủ yếu trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Liên Xô trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông. Các lá chắn laser ở thời điểm đó thật sự không thực tế, và chúng đã không bao giờ được xây dựng.

Mời bạn đọc xem đoạn video quay lại thử nghiệm vũ khí laser của Hải quân Hoa Kỳ vào cuối năm ngoái:









Nhưng Ghoshroy cho biết thêm, hiện laser trạng thái rắn không thể xây dựng đủ năng lượng hoặc không đủ tầm để đưa xuống một mục tiêu lớn. Laser hóa học thì lại quá cồng kềnh để sử dụng chiến trường. Ngay cả YAL-1, một trong những tháp pháo laser lớn nhất từng được chế tạo, đã được coi là không thực tế, mặc dù nó làm việc tốt trên một chiếc Boeing 747 nhưng lại chiếm quá nhiều không gian nếu áp dụng vào thực tế. Do đó, công nghệ này vẫn cần một thời gian nữa hoàn thiện mới có thể áp dụng thực tế được

0 nhận xét:

Đăng nhận xét